Feeds:
Bài viết
Bình luận

Archive for 2010

Tác giả: Phạm Đình Chương

Trình bày: Ca đoàn Ngàn Khơi

Tiếng Sông Hồng

Trùng dương …..chốn đây ngàn phương, có ba dòng sông cuốn xuôi biến Đông nhớ câu chờ mong.Về khơi sóng muôn triền tới, nước non buồn vui đây hội trùng dương đầy vơi. Sóng muôn triền tới, sóng xô về khơi, như muôn tình mới, vươn sức người dựng giữa đời.

Chiều nay nước xuôi dòng đại dương có em tên sông Hồng dâng sóng tuôn trên nguồn. Vẩn vơ nắng quái vươn trên phù sa có những cô thôn mờ xa đón bầy dân đánh cá. Về đây trai gái sống vui một miền, quanh năm anh cuốc em liềm vun xới ruộng mùa lúa chiêm.

Từ thượng du nước trôi về trung châu, ấp ôm đồng ruộng sâu bên người áo nâu dãi dầu.

Hò ơi ….. Gối đầu trên Lào Cay Việt Trì, em nằm tóc xõa bãi cát dài thả hồn mơ tới Thái Bình qua Sơn Tây. Hò ơi ….. Nhớ ngày nao dân chúng lên đường đem thịt xương ngăn giữ nương đồng đem hy sinh thắm tô sông Hồng.

Nằm mơ, xuân vinh quang, trở về, cho non sông, và ngày nao nơi nơi xiết chặt nguồn thương là ngày em mơ duyên người lập công.

 

Tiếng Sông Hương

Miền Trung vọng tiếng, em xinh em bé tên là Hương giang, đêm đêm khua ánh trăng vàng mà than. Hò ơi, phiên Đông Ba buồn qua cửa chợ, bến Vân Lâu thuyền vó đơm sâu. Hỡi hò, hỡi hò. Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm à ơi, khiến đau thương thấm tràn, ngập Thuận An để lan biển khơi, ơi hò ơi hò.

Hò ơi…… Ai là qua là thôn vắng, nghe sầu như mùa mưa nắng cùng em xót dân lều tranh chiếu manh.

Hò ơi…… Bao giờ máu xương hết tuôn tràn, quê miền Trung thôi kiếp điêu tàn cho em vang khúc ca nồng nàn.

Ngày vui, tan đao binh, mẹ bồng, con sơ sinh, chiều đầu xóm xôn xao đón người trường chinh. Ngậm ngùi hân hoan tiếng cười đoàn viên.

 

Tiếng Sông Cửu Long

Ồ ồ ồ Đây Miền Nam
Nước sông sông cao cá lội ngù ngờ
Nước xanh xanh lơ có thêm cây rừng
Về về đây miền Đồng Nai có Cửu Long
Cuộn chảy dâng miền Nam mạch sống
Một sáng em ra khơi Vĩnh Long tươi cười
Và Cần Thơ, Long Xuyên lừng vườn cau lúa chín
Đời vươn lên thuyền ghé bến
Sống no nê dân quê một miền
Kìa Hắc Dương, Sơn Đây nắng khô đồng lầy
Chiều chiều tới.

Hò lơ hò lơ, hò là hò lơ

Chẻ tre bện sáo cho dầy, ơ chứ anh lên sông Mỹ có ngày . . . gặp em

Ô hò ơi ra . . . biển khơi
Trùng Dương . . . Ba chị em là ba miền Đem nhưng tình thương nối liền
Gặp nhau bên trời biển Đông thắm duyên
Hẹn nhau . Tha hồ sống lại bốn phương trời, đem tự do tranh đấu bao người, cho quê hương ấm no muôn đời
Giờ đây bao tâm tư, rộn ràng như câu thơ
Hội Trùng Dương tay tay xiết chặt nguồn thương
Dựng đời vinh quang hoa đời tự do

Lời quê hương….hội trùng dương,
Lời quê hương….hội trùng dương.

 

Hoà nhạc – SCE – Sping 2009 Concert in San Jose, California.

Ghi chú: hình trong trang này sưu tầm trên internet, không rõ tác giả.

Read Full Post »

The Soviet Story

The Soviet Story

(Câu chuyện Xô Viết)

 

Ngày 25 tháng 1 năm 2006, Hội đồng châu Âu đã thông qua Nghị quyết 1481 lên án chủ nghĩa cộng sản và coi những tội ác của chế độ cộng sản là tội ác chống lại loài người. Bản Nghị quyết đã tuyên bố rõ ràng rằng những tội ác của chế độ Cộng sản phải được mang ra xét xử như những tội ác khủng khiếp của Đức Quốc xã trước đây. Một trong những nỗ lực nhằm đưa ra ánh sáng những tội ác khủng khiếp của chủ nghĩa Cộng sản là bộ phim Câu chuyện Xô Viết (The Soviet Story) của đạo diễn Edvin Snore được công chiếu năm 2008.

Bộ phim Câu chuyện Xô Viết nhấn mạnh đến những mối liên hệ mật thiết của chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát xít trong lịch sử bằng những bằng chứng khó chối cãi được. Giới phê bình tán dương công lao của đạo diễn người Latvia Edvin Snore, người đã bỏ ra 10 năm để xây dựng lên Câu chuyện Xô Viết. Những nạn nhân và nhân chứng Xô Viết đã tích cực tham gia trong bộ phim này để nói lên sự thật, những sự thật khủng khiếp mà họ đã từng trải qua cũng như chứng kiến dưới chế độ cộng sản. Và những di chứng do nó gây ra vẫn còn nhức nhối, âm ỉ tới hiện tại.

Qua việc khai thác những tài liệu mật quí giá trong các văn khố, những cuộc phỏng vấn các học giả, chính khách, nạn nhân và những người trong cuộc, đạo diễn Snore đã đem đến cho người xem một câu chuyện mà cho đến nay, lịch sử không biết hoặc không muốn nói đến: giết người hàng loạt đã là một phương cách quản lý xã hội trong chế độ Xô viết ở Nga. Bộ phim đã chỉ ra mối tương đồng của sự diệt chủng giữa học thuyết phát xít và cộng sản, một dựa trên cơ sở sinh học và một dựa trên xã hội học. Dù với học thuyết nào đi nữa, người xem cũng thấy tội ác của chủ nghĩa Marxist ở Nga đã không kém gì của Đức Quốc xã. Bộ phim đưa chúng ta qua các vụ thảm sát dưới chính quyền Liên Xô do Stalin cầm đầu đã xảy ra trước, trong và sau Chiến tranh Thế giới Thứ II: nạn đói ở Ukraine, vụ thảm sát ở Katyn, sự hợp tác chặt chẽ giữa lực lượng Phát xít SS và Cộng sản KGB, việc đày ải đại trà và những thí nghiệm y học ghê tởm trên các tù nhân còn sống ở các trại Gulag. Không chỉ dừng lại ở quá khứ, đạo diễn Snore còn cảnh báo cho khán giả hệ quả của học thuyết giết người hàng loạt đã và đang ảnh hưởng đến xã hội Nga hiện tại. Di sản Stalin đang thổi bùng ngọn lửa dân tộc cực đoan với nạn kỳ thị chủng tộc đang lan rộng không những trong xã hội mà còn trong cả giới cầm quyền Nga hiện nay.

Tuy nhiên cũng đã có không ít những chỉ trích gay gắt nhằm vào bộ phim trước khi nó ra mắt công chúng. Một chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ bản thân đạo diễn cũng như bộ phim đã được tiến hành bởi giới báo chí truyền thông quốc doanh Nga. Đáng chú ý nhất là lời tuyên bố của nhà sử học Alexander Dyukov rằng ông muốn giết chết đạo diễn và thiêu rụi tòa đại sứ Latvia sau khi xem xong hai phần ba bộ phim. Những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Nga đã tổ chức biểu tình ngoài tòa đại sứ Latvia ở Moscow và đốt hình nộm đạo diễn Edvin Snore để phản đối bộ phim này. Nhưng ngay cả người đứng đầu đám đông đó cũng không biết được mình đang chống lại cái gì, một bộ phim hay một quyển sách lên án chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa cộng sản và tội ác của nó vẫn còn hiện diện trên thế giới này. Liều thuốc giải độc duy nhất cho nó chính là sự thật, những sự thật kinh hoàng mà không ít người cộng sản muốn né tránh, phủ nhận bằng mọi cách. Là một người trẻ Việt Nam, tôi chỉ có mong muốn rằng những người cộng sản Việt Nam đang lãnh đạo đất nước hiện nay hãy can đảm và đối diện với sự thật lịch sử của chủ nghĩa cộng sản một cách công minh và chính trực. Đồng thời tôi cũng hy vọng các bạn trẻ Việt Nam sẽ có một cái nhìn đúng đắn hơn về chủ nghĩa Cộng sản thông qua bộ phim này. Thông điệp của Câu chuyện Xô Viết không có gì khác ngoài việc đòi lại sự thật lịch sử và công lý cho những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản.

Lời giới thiệu phim, ghi lại từ: x-cafe

 –

Phim The Soviet Story (Câu chuyện Xô Viết) thuyết minh tiếng Việt

Tìm hiểu thêm về đề tài này:

 VÌ SAO CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN BỊ CÁO BUỘC CHỐNG NHÂN LOẠI?

 Những sai lầm cơ bản của Chủ nghĩa Marx – Lenin

Read Full Post »

Bringing down a dictator.

(Hạ bệ một nhà độc tài)

 

Đây là một cuốn phim rất hay trình bày diễn tiến việc nhà độc tài  Slobodan Milosevic tại Serbia bị hạ bệ bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động do phong trào sinh viên Otpor phát động.

Bringing Down A Dictator là một bộ phim tài liệu ghi lại sự kiện hạ bệ nhà độc tài Slobodan Milosevic vào tháng Mười, năm 2000. Không phải bằng sức mạnh của võ lực, mà bởi một chiến lược đấu tranh bất bạo động khéo léo, với cao trào bất tuân dân sự, nhằm thực hiện một cuộc trưng cầu dân ý (bầu cử) trung thực.

Chế độ độc tài của Slobodan Milosevic đã được củng cố bởi thủ thuật kích động lòng yêu nước cực đoan của dân chúng, nhất là khi NATO ném bom Nam Tư vào đầu năm 1999.

Nhưng vài tháng sau đó, một phong trào sinh viên tên là Otpor! (“Kháng chiến” tại Serbia) đã phát động một cuộc đấu tranh đáng ngạc nhiên. Họ lên tiếng đòi hỏi phế bỏ  thế lực chính trị độc tài do Milosevic lảnh đạo, tại nơi có sự bất bình mạnh mẽ nhất, đó là thủ đô của Serbia. Vũ khí đấu tranh của phong trào Otpor là các buổi hòa nhạc rock, internet và email, khẩu hiệu phun sơn và sẵn sàng để được bị bắt cầm tù. Phong trào Otpor đã trở thành đội quân xung kích trên các mặt trận như nhân quyền, dân chủ, chống chiến tranh, các nhóm phụ nữ, và các đảng đối lập chính trị. Khẩu hiệu của họ là ” Ông ta (= Slobodan Milosevic) phải từ chức!”
 Với chủ trương tranh đấu bất bạo động, phong trào Otpor nhận được sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và Tây Âu. Họ tạo ra ấn tượng về một phe đối lập thống nhất chính trị, để ngăn chặn gian lận bỏ phiếu, và làm suy yếu hệ thống cảnh sát và quân đội trung thành với Slobodan Milosevic. Khi Milosevic từ chối chấp nhận sự thất bại trong cuộc bầu cử, phe đối lập kêu gọi  dân chúng tổng đình công.  Hàng trăm ngàn người  Serbia đổ vào thủ đô ngày 05 tháng 10 năm 2000 để giành lấy Quốc hội liên bang, tạo nên một chiến thắng huy hoàng của những người đấu tranh cho nền dân chủ.

Read Full Post »

 

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hằng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? Văn hóa Việt có những ưu khuyết điểm nào? Ai cũng biết một số ưu điểm, nhưng phải biết khai thác ưu điểm và quan trọng hơn là nhìn thẳng vào khuyết điểm lớn để sửa chữa ngay.

Ai chẳng tự ái, muốn bênh vực dân tộc mình, nhưng nhìn lại từ thời hữu sử tới nay đã hơn 4.000 năm qua, chúng ta chỉ có một số thời gian ngắn yên bình thịnh trị, còn hầu hết là chiến tranh, không nội chiến thì ngoại xâm. Nội chiến vì chúng ta chia rẽ, còn ngoại xâm vì chúng ta ở một vùng địa lý chính trị quan trọng mà lại không biết giữ. Tại sao dân tộc ta cứ mãi mãi lầm than, khốn khổ như vậy?

Học giả Trần Trọng Kim trong cuốn Việt Nam Sử Lược trang 6 đã viết:

– “Về đàng trí tuệ và tính tình, thì người Việt có cả các tính tốt và các tính xấu. Đại khái thì trí tuệ minh mẫn, học chóng hiểu, khéo chân tay, nhiều người sáng dạ, nhớ lâu, lại có tính hiếu học, trọng sự học thức, quý sự lễ phép, mến điều đạo đức: lấy sự nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, làm 5 đạo thường cho sự ăn ở. Tuy vậy, vẫn hay có tính tinh vặt, cũng có khi quỷ quyệt, và hay bài bác chế nhạo. Thường thì nhút nhát, hay khiếp sợ và muốn có sự hòa bình, nhưng mà đã đi trận mạc thì cũng có can đảm, biết giữ kỷ luật.”.

Học giả Nhất Thanh Vũ Văn Khiếu trong cuốn Đất Lề Quê Thói (Phong Tục Việt Nam) trang 68, cũng nhận xét rằng:

– “Người mình phần đông thường ranh vặt, qủy quyệt, bộ tịch lễ phép mà hay khinh khi nhạo báng. Tâm địa nông nổi, khoác lác, hiếu danh…”.

Đại văn hào Lỗ Tấn của Trung Quốc đã từng ví người Hoa như ba con vật:

– “Tàn bạo như Sư tử, gian xảo như Hồ ly, nhút nhát như Thỏ đế.”…

Không vì những ý kiến thẳng thẳn đó mà dư luận người Hoa cho rằng ông bôi bác hay phản bội dân tộc.

Tuy mỗi người nhìn và đặt vấn đề một cách khác nhau, nhưng họ có chung niềm trăn trở và chúng tôi công nhận là họ đã can đảm nói lên những điều xấu của người mình, là một trong những điều tối kỵ, ít ai dám nói tới. Đôi khi chúng ta cần gạt bỏ tự ái để nhìn thẳng vào sự thật, cố gắng sửa chữa để tiến thân, cho mình cũng như cho dân tộc. Tôi thấy hơn bao giờ hết, đây là dịp người Việt thẳng thắn nhìn lại người mình, cởi mở và dọn mình để mang tâm thức lớn, cùng nhân loại bước vào thế kỷ 21. Nói vậy chứ cũng đã trễ lắm rồi, bây giờ mà sửa soạn thì may ra vài chục hay cả trăm năm sau mới bắt đầu có kết quả.

Người Việt có những tính tốt nào? Người Việt hiếu học ư, cũng hiếu học đấy, nhưng vẫn chỉ là một số nào đó, một số lớn vẫn ít học, cho là nghề dạy nghề, tức tùy tiện tới đâu hay tới đó. Mà đa số trong số hiếu học ấy vẫn mang nặng tinh thần từ chương, quan lại, trọng bằng cấp từ ngàn xưa. Họ học để tìm sự giàu có, phong lưu cho bản thân và gia đình hơn là giúp đời. Họ được gọi là trí thức, nhưng chỉ biết tri thức chuyên môn, hầu như họ sống cách biệt, không dính gì tới đại đa số đồng hương mà họ cho là thấp kém.

Kiến thức tổng quát của họ là một mớ hời hợt, thường có được là qua những buổi trà dư tửu hậu, chứ không qua sách vở nghiêm túc.
Nói chi tới dân thường, có nhiều người cả năm không mua một cuốn sách, một tờ báo. Họ chỉ thích nghe lóm và chỉ đọc sách báo khi có ai đó mua thì mượn đọc ké thôi. Người mình lại suy nghĩ thiếu khoa học nên dễ tin, đọc một bản tin trên báo hay nghe truyền miệng mà đã tin, nên dễ bị kẻ xấu lừa.

Cứ nói người dân mình thích đọc sách và ham học lắm, nhưng tôi có cảm tưởng không phải như thế. Thực ra, dân mình mê khoa bảng, kiếm chút bằng để kiếm ăn. Sách in ra đa số nhận rất ít phản ứng… Việc đọc sách chưa được xã hội hóa, hàng tháng không có thông tin về sách mới ra, không giới thiệu, không phản hồi, không thống kê, giới viết và đọc không hội họp….

Nhờ tới họ việc gì, luôn luôn họ giẫy nẩy lên trả lời là bận lắm, bận lắm; Biết họ bận gì không? Họ bận kiếm nhiều tiền để mua nhà, mua xe, chứng tỏ sự thành đạt của mình với chung quanh. Để tỏ ra là cha mẹ có trách nhiệm, họ luôn luôn bận lo cho tương lai học hành của con cái, thúc đẩy con học những ngành yên ấm mà kiếm được nhiều tiền chứ không tạo cho chúng tinh thần xã hội, góp phần xây dựng đất nước… Họ lúc nào cũng bận quây quần với vợ con, bận tụm đám bạn bè vui chơi!!! Người Việt luôn nặng tình cảm, đôi khi đến độ che mờ lý trí.

Chúng ta có được tinh thần gia đình thương yêu, đùm bọc khá cao, nhưng qua những cuộc đổi đời mới đây, một số gia đình cũng bắt đầu tan nát. Tinh thần hiếu khách, dù là nhà nghèo, nhưng hầu hết người Việt có gì cũng sẵn sàng đem ra cho khách dùng.

Người Việt có những tính xấu gì? Có thể nói là thiếu ý chí, thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần khoa học, thiếu nghiên cứu, thiếu mạo hiểm, thiếu tầm nhìn xa, nói dối quanh, ít nhận lỗi, thiếu trật tự, thiếu nguyên tắc, thiếu tôn trọng của công, ăn cắp vặt, tự cao, tự ty, ỷ lại, thù dai, nặng mê tín, mau chán, thiếu tinh thần dân chủ vì độc đoán ít dung hợp ý kiến người khác, lúc nào cũng có cả trăm lý do để trễ hoặc không giữ lời hứa, nặng tình cảm mà thiếu lý trí, tinh thần địa phương, tôn giáo… Nhưng đáng kể là thói ích kỷ và nhất là đố kỵ làm trầm trọng thêm sự chia rẽ, đó là những cố tật lớn nhất đã làm cho người Việt không đoàn kết, hợp quần, tiến nhanh lên được. Xin hiểu cho là cà một dân tộc thì có người nay người kia, nên nói như thế không có nghĩa mọi người như vậy và một người đồng thời có tất cả những tính xấu ấy cùng lúc.

Tại sao trong khi hầu hết người Nhật và Hoa thường tìm đến cộng đồng của họ thì có một số khá nhiều người Việt tìm cách xa lánh nếu không muốn nói là sợ chính cộng đồng của mình (trừ khi gặp khó khăn cần giúp đỡ)?

Chúng ta không thể thay đổi truyền thuyết chia ly giữa Lạc Long Quân và bà Âu Cơ, hẹn khi cần mới gọi nhau hợp sức. Tức là bình thường thì chia rẽ, chỉ khi không sống được mới đoàn kết, rồi lại chia rẽ. Nhưng chúng ta, bằng lòng thành và ý chí phải vượt qua “định mệnh” không hay này.

Về bản thân người Việt, thân hình nhỏ bé, tuổi thọ thấp, sức lực kém, không bền bỉ, mà làm việc lại hay qua loa, tắc trách, đại khái nếu không nói là cẩu thả, nên nói chung năng suất kém.
Chúng ta thử nhìn xem, trong bất cứ một nhà ăn quốc tế như ở các trường Đại học có nhiều nhóm người thuộc nhiều nước thì nhóm nào nhỏ người nhất, lộn xộn và ồn ào nhất có nhiều phần chắc đó là nhóm người Việt. Nhóm này còn thêm cái tật hút thuốc, xả rác khá bừa bãi nữa.

Nay đã là đầu thế kỷ 21, thử nhìn việc lưu thông ở các thành phố lớn Việt Nam xem. Thật là loạn không đâu bằng. Người ngoại quốc nào đến Việt Nam cũng sợ khi phải hòa mình vào dòng xe cộ đó, và nhất là khi băng qua đường. Tỷ lệ tai nạn xẩy ra rất cao, ai cũng ta thán, thế mà bao năm qua vẫn mạnh ai nấy chạy, mạnh ai nấy đi. Những ngã năm, ngã bảy xe đông nghẹt mà hầu như không chia làn đường, nhiều nơi không có bệ tròn để đi vòng, không cảnh sát hướng dẫn lưu thông, Từ mọi phía xe cứ đổ dồn thẳng vào rồi mạnh ai người nấy tìm đường tiến lên. Đã cấm đốt pháo được mà sao tệ nạn lưu thông đầy rẫy, mỗi một chuyện cỡi xe gắn máy phải đội nón an toàn đã bao năm qua vẫn chưa giải quyết được. Sống trong xã hội mà dường như có rất đông người Việt hầu như không muốn bất cứ một luật lệ nhỏ nào ràng buộc mình. Cứ làm đại, làm càn rồi tới đâu hay tới đó!?

Tôi vẫn nghĩ, một dân tộc có văn hóa cao, thực sự hùng mạnh không thể nào nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chỉ biết xâu xé nhau.

Chính tính xấu chung của người Việt mới nẩy sinh ra lãnh đạo tồi và chia rẽ mà sinh ra chiến tranh, chiến tranh mới đào sâu thêm hố chia rẽ và làm lụn bại dân tộc. Thất phu hữu trách mà, vận nước hôm nay là trách nhiệm chung của mọi người, không chỉ có người lãnh đạo mà người dân cũng chung trách nhiệm.

Thử nhìn các lãnh vực văn, thơ, nhạc của chúng ta mà xem, đâu đâu cũng than mây khóc gió là chính. Đồng ý là có nhiều chuyện buồn nên sáng tác nội dung buồn, nhưng buồn mãi vậy ích lợi gì, sao không tìm cách giải quyết cái buồn. Có biết đâu những tư tưởng yếm thế đó càng làm cho tình hình xấu thêm. Nếu có tư tưởng nào tích cực thì muôn đời vẫn chỉ thuần là tư tưởng, vì chính tác giả của tư tưởng ấy chỉ viết hay nói ra cho sướng, nói ra để lấy tiếng với đời, chứ chính họ không có trách nhiệm thực thi.

Những gì cụ Phan Bội Châu báo động, kêu than trong cuốn “Tự Thán” đã gần một thế kỷ qua mà như đang xẩy ra quanh đây thôi.

Nếu chúng ta không có can đảm trị căn bệnh ngàn năm của mình thì dù có hết chiến tranh, dân Việt vẫn mãi mãi khó mà vươn lên được. Chí sĩ Phan Bội Châu đã hy sinh cả cuộc đời vì nước, vào sinh ra tử không tiếc thân, thế mà trong cuốn “Tự Phán”, cụ đã thẳng thắn nhận đủ thứ lỗi về phần mình. Cụ hối hận nhất là không đủ tri thức về ngoại ngữ và tình hình thế giới. Nhưng trong đó, cụ cũng không quên nêu lên một số khuyết điểm chính của người mình thời đó. Như người lãnh đạo không lo cứu nước, dân không lo việc nước. Chỉ tranh thắng với nhau trên bàn cờ, hay cốc rượu, mà bỏ mặc vận nước cho ngoại xâm giày xéo…

Ai cũng biết, Nhật Bản là một đảo quốc, đất hẹp, dân đông, nhưng người Nhật đã khéo léo thu thập tinh hoa thế giới để bồi đắp quê hương mình trở thành một cường quốc, đôi khi vượt qua cả những nước bậc thầy của họ trước đó. Thật là hiện tượng hiếm có, không mấy dân tộc nào làm được. Nhật Bản có thể ví như một nhà nghèo mà đông con, thế mà đã nuôi được cho tất cả các con ăn học thành tài. Nên đây thật là tấm gương lớn cho người Việt chúng ta học hỏi vậy.

Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, Việt Nam và Nhật Bản thời cận đại và hiện đại đã có những chọn lựa hướng đi khác nhau.

Khi Pháp đòi Việt Nam mở cửa và đe dọa bằng cách bắn phá đồn Đà Nẵng năm 1856, Việt Nam đã chủ trương bế môn tỏa cảng. Thế nên năm 1858, Pháp đem 14 tàu chiến và 3.000 lính đến bắn tan đồn lũy Đà Nẵng. Phía Việt Nam chống cự đến cùng, để rồi bị thua và toàn quốc bị đô hộ 80 năm. Chúng ta có tính can trường và bất khuất, nhưng thiếu khôn ngoan về một tầm nhìn xa cho đất nước chăng? Đặc biệt Việt Nam hầu như chỉ dựa vào một cường quốc, khi sợ nước nào thì chỉ dựa theo nước đó, thiếu tầm nhìn toàn diện.

Thật vậy, khi thấy Pháp mạnh thì bỏ Trung Hoa theo Pháp, rồi theo Nhật Bản, theo Hoa Kỳ hay Liên Xô. Theo đuổi chính sách như vậy, dễ bị một cường quốc lấn át và khi các cường quốc này yếu đi thì hoang mang, không biết trông vào đâu. Sau Thế chiến Thứ II, thế giới có phong trào giải thực, hàng chục quốc gia được độc lập một cách dễ dàng, riêng một số nhà lãnh đạo Việt Nam chọn con đường chiến tranh, hy sinh khoảng 4 triệu người và 30 năm chiến tranh. Điều này đã khiến quốc gia bị tụt hậu, trở thành chậm tiến và nhất là phân hóa, chưa biết bao giờ mới hàn gắn được.

Tại sao Việt Nam ở bao lơn Thái Bình Dương, vị trí địa lý chính trị cực kỳ quan trọng như vậy mà chỉ trở thành mục tiêu cho các đế quốc xâm lăng, còn không học hỏi để tự vươn lên được? Tại sao các đế quốc nhìn ra vị thế quan trọng của Việt Nam mà chính người Việt lại không nhìn ra và tự tạo cho mình một vị thế tương xứng như vậy? Tại sao người Việt đã đầu tư quá nhiều vào chiến tranh mà chúng ta vẫn thiếu hẳn một đường hướng xây dựng, phát triển quốc gia thích hợp? Với lối phát triển quốc gia trong nhiều thế kỷ qua, bao giờ Việt Nam mới theo kịp các nước trung bình trên thế giới, tức ngang với tầm vóc đáng lẽ phải có về dân số và diện tích của Việt Nam?

Trong lúc đó, năm 1853, khi bị Hoa Kỳ uy hiếp, Nhật Bản cắn răng chịu nhục, quyết định bỏ chính sách bế môn tỏa cảng. Nhưng họ mở rộng ngoại giao, không chỉ với Hoa Kỳ mà với cả ngũ cường, thêm Anh, Pháp, Nga, Đức… mặt khác, họ cố gắng học hỏi ở các nước ấy, để 30, 40 năm sau vươn lên ngang hàng. Nhưng Nhật đã bắt chước các đế quốc, đi vào con đường chiến tranh sai lầm, góp phần gây nên Thế chiến Thứ II, hy sinh khoảng 3,1 triệu người và đất nước tan hoang. Sau Thế chiến Thứ II, Nhật Bản đứng trước một tương lai cực kỳ đen tối chưa từng có. Nhưng họ đã chọn con đường xây dựng quốc gia bằng hòa bình, cố gắng làm việc, chỉ 25 năm sau, Nhật Bản lại trở thành cường quốc.

Giờ đây, vận nước vẫn còn lênh đênh, mà người lãnh đạo lẫn người dân, nhiều người vẫn như xưa, chưa thức tỉnh. Đặc biệt, nay có cả mấy triệu người được ra nước ngoài, tri thức thăng tiến bội phần, nhưng chỉ có một phần nhỏ quan tâm tới cộng đồng và đất nước, còn phần lớn mạnh ai nấy lo làm giàu cá nhân…

Vài năm trước, tôi có được đọc trong một cuốn sách, đại ý thuật lại lời một người trí thức Nhật với một người Việt ở Việt Nam ngay sau khi Thế chiến Thứ II vừa chấm dứt năm 1945. Người Nhật ấy nói rằng, vì thua trận, từ nay đất nước Nhật Bản bước vào thời kỳ đen tối, còn Việt Nam sẽ thoát khỏi nạn thực dân, được độc lập và tương lai sáng lạn. Nghĩ vậy, thế nhưng người Nhật đã cố gắng phục hưng đất nước một cách nhanh chóng. Trong khi đó, tình hình Việt Nam đã không diễn biến như hoàn cảnh thuận lợi cho phép.

Tại sao có điều nghịch lý là sách giáo khoa Nhật Bản viết nước Nhật vốn “rất nghèo tài nguyên”, mà nay người Nhật xây dựng thành “giàu có”, còn sách giáo khoa Việt Nam có lúc viết nước Việt vốn “rừng vàng biển bạc” mà lại hóa ra “nghèo nàn”? Tại sao người Việt chỉ biết đem tài nguyên sẵn có và nông phẩm là thứ đơn giản và rẻ nhất đi bán? Dù ai cũng biết đây là thứ kinh tế mới chỉ ngang tầm thời Trung cổ.

Ngay nước gần chúng ta như Thái Lan cũng ở tình trạng tương tự, nhưng khéo ngoại giao hơn, không tốn xương máu mà vẫn giữ được hòa bình để phát triển. Do đó, điều chúng tôi muốn nhấn mạnh là không chỉ thu học kỹ thuật của người, mà cần để ý đến văn hóa, là mặt tinh hoa tạo nên tinh thần người Nhật hay người Đức. Có tinh thần mạnh thì như họ, dù thua Thế chiến Thứ II, cũng nhanh chóng vươn lên. Tinh thần yếu thì dù đất nước có giàu có cũng sẽ bị lụn bại đi như nhiều đế quốc trước đây trong lịch sử.

Vậy người Việt bị thua kém, tụt hậu vì những khâu nào? Tại sao đa số người Việt mua thực phẩm là món ăn vật chất hàng ngày, có thể mua nhạc hàng tháng để giải trí mà có khi cả năm mới mua một cuốn sách là món ăn tinh thần? Tại sao, năm 2007, người Việt dù có 3 triệu ở hải ngoại hay 85 triệu ở quốc nội, mỗi tựa sách (đầu sách) cũng chỉ in trung bình khoảng 1.000 cuốn? Như vậy người Việt có thực sự chăm tìm tòi, học hỏi không? Nếu bảo rằng sách đắt thì số người Việt tới thư viện sao cũng không cao.

Nói chung, không có dân tộc nào tiến mạnh mà sách vở lại nghèo nàn. Bởi chính sách vở là kho kiến thức, làm nền tảng để phát triển. Người Nhật tiến mạnh được là nhờ họ biết tích lũy kinh nghiệm. Người đi trước khi học hỏi, họ ghi chép rất cẩn thận, sau này nhiều người trong số đó viết sách để lại cho người đi sau và cứ thế. Có những người Việt giỏi, nhưng không chịu khó viết sách để lại, nếu người ấy mất đi thì bao nhiêu kinh nghiệm tích lũy hàng mấy chục năm cũng mất theo luôn, thật là uổng phí. Hơn nữa, ai cũng rõ, nếu hiểu biết chỉ được thu thập thuần bằng kinh nghiệm chưa hẳn đã là chính xác và phổ quát, lúc viết sách, người viết sẽ phải tham khảo rất nhiều, khi đó, từ các suy nghĩ cho tới dữ kiện mới dần dần được hoàn chỉnh hơn.

Tại sao người Việt ở cả trong và ngoài nước được kể là học khá, nhất là về toán, mà không tìm ra một công thức hay có được một phát minh thực dụng đáng kể nào? Tại sao lúc nào cũng đầy người tụ ở quán cà phê và hiệu ăn mà không hề nghe có lấy được tên một nhà thám hiểm Việt Nam nào? Tại sao chúng ta thiếu hẳn óc tìm tòi, mạo hiểm, nhẫn nại và cố gắng?

Người ngoại quốc nào nghe người Việt nói cũng thấy lạ, thấy hay, vì líu lo như chim, âm thanh trầm bổng như có nhạc. Bởi tiếng Việt có khoảng 15.000 âm với 6 dấu thinh/giọng, lên xuống như “sắc, huyền”, uốn éo như “hỏi, ngã”, rung động như “r”… thế nhưng, đa số người Việt không biết gì về nhạc lý cả. Trong khi tiếng Nhật rất nghèo nàn về âm, chỉ có 120 âm, mà đa số người Nhật rất giỏi nhạc, có nhiều nhạc trưởng hòa tấu hàng quốc tế, còn đi sửa các dàn organ cho cả Âu châu… Người Việt hầu hết chỉ biết mua nhạc cụ chơi, tới khi hỏng thì chịu, thấy tình trạng bết bát quá, chính người Nhật phải qua sửa giúp nhạc cụ của dàn nhạc giao hưởng Việt Nam khoảng đầu thập niên 90.

Trong tiến trình phát triển quốc gia, cụ thể là trên bình diện kinh tế, từ khâu đầu tư, tụ vốn, lập công ty, khai thác nguyên liệu, nhiên liệu, nghiên cứu, sản xuất, cải tiến, quản lý phẩm chất, quản lý tài chính, quảng cáo, buôn bán, phân phối, bảo trì, tái biến chế, bảo vệ môi sinh… Tất nhiên làm ăn cá thể thì người Việt thường chỉ mạnh ở khâu buôn bán nhỏ hoặc kinh doanh hiệu ăn lấy công làm lời.

Ngay khâu buôn bán, người bán thường chú trọng mua hàng ngoại hạng nhất về bán kiếm lời và người tiêu dùng cũng lo bỏ ra thật nhiều tiền tìm mua hàng ngoại hạng nhất để khoe mà nhiều khi không biết dùng hoặc không cần dùng tới! Tại sao lại chuộng “hàng ngoại” đến như vậy? Hàng hóa ở Việt Nam ngày nay khá nhiều, nhưng người Việt không tự sản xuất lấy được khoảng 10% trong cấu thành sản phẩm đó. “Sản xuất” nếu có, “hàng nội” nếu có, thực ra chỉ là đốt giai đoạn, dùng máy ngoại quốc rồi nhập vật liệu và làm gia công. Sau này, khi máy hư hỏng thì lại mua máy mới, không dần dần tự chế máy thay thế như người Nhật hay người Hoa được. Cạnh tranh trong thương trường, người Việt thường tìm cách hạ nhau, coi thành công của người khác là thiệt hại của mình; như bày cua trong rọ, cứ kẹp nhau để rồi kết quả là không con nào ra khỏi rọ được.

Người Mỹ có châm ngôn làm ăn đại ý rằng:

– “Cạnh tranh là tự cải tiến sản phẩm của mình chứ không phải bỏ thuốc độc vào hàng của người khác.”.

Người Nhật thì chủ trương:

– “Khách là nhất. Khách nuôi nhân viên chứ không phải chủ, phải làm sao cho vừa lòng khách”.

Sự phồn vinh rất “giả tạo” hiện nay ở Việt Nam là do sự cởi mở về kinh tế, nhưng phần lớn là do tiền từ bên ngoài. Tới năm 2007, trong hơn 30 năm qua, Việt kiều gởi về khoảng 70 đến 80 tỷ Mỹ kim, cộng thêm một số tiền đầu tư trực tiếp và gián tiếp của ngoại quốc 100 tỷ Mỹ kim (trong các công trình hợp doanh, phía đầu tư của Viện Nam chỉ chiếm khoảng 10% số này) và viện trợ ODA khoảng 20 tỷ. Với số tiền khổng lồ khoảng 200 tỷ đó chưa kể Tổng sản lượng quốc dân (GDP) khoảng 500 tỷ do người Việt làm ra trong thời gian này, nếu có chính sách giáo dục, kinh tế tốt hơn và nhất là không bị quốc nạn tham nhũng thì mức sống của người dân có lẽ đã gấp hai, gấp ba lần hiện nay, mức chênh lệch lợi tức giữa người thành thị và nông thôn sẽ không quá xa. Ở hải ngoại cũng vậy, với nhà cửa rộng lớn, xe hơi sang trọng tất nhiên do nhiều nỗ lực cá nhân, nhưng yếu tố chính cũng là do may mắn từ môi trường thuận tiện sẵn có, như thể “đẻ bọc điều, chuột sa hũ gạo”. Chứ xét về bản chất, không khác với người trong nước.

Phải chăng các điều trên chỉ là những câu hỏi luôn làm trăn trở, bứt rứt một số rất ít những người Việt có tâm huyết với sự tồn vong của quốc gia, dân tộc. Phải chăng còn đại đa số thì không quan tâm và bằng lòng với công việc buôn bán nhỏ hay đi làm thuê hiện tại?

Vì kiếm thật nhiều tiền cho mình và gia đình là quá đủ và hết thì giờ để nghĩ và làm thêm bất cứ chuyện gì khác? Thử hỏi như vậy Việt Nam sẽ đi về đâu? Tất nhiên, đã là con người thì dân tộc nào cũng có đủ các tính tốt và xấu, nhưng người Việt dường như bị nhiễm nhiều tính xấu ở mức độ rất trầm trọng.

psonkhanh

Ghi lại từ: 1 người Việt

Read Full Post »

 

THÔNG BÁO

 

V/v: – Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng tham dự 4 ngày đi bộ quốc tế lần thứ 94 tại Nijmegen – Hòa Lan, và kính mời đồng hương cùng tham dự rước Cờ Vàng trong đoạn đường cuối.

 

Để tiếp tục Vinh Danh ngọn Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ, là biểu tượng của người Việt tự do, năm nay nhóm Vinh Danh Cờ Vàng sẽ tham dự 4 ngày đi bộ quốc tế lần thứ 94 tại Nijmegen – Hòa Lan, từ ngày 20 đến hết ngày 23 tháng 7 năm 2010.  Chúng tôi sẽ vượt đoạn đường 40 km mỗi ngày với lá Cờ Vàng trong tay.

Cuộc đi bộ quốc tế tại Nijmegen-Hòa Lan năm 2010 có 45.000 tham dự viên. Thành phố Nijmegen, dự trù sẽ tiếp đón khoảng 250.000 cổ động viên và khoảng 1 triệu du khách trong những ngày này.

Ngày thứ sáu 23-7-2010, khoảng 16:00 giờ, phái đoàn Vinh Danh Cờ Vàng sẽ đi ngang qua khán đài danh dự để kết thúc đoạn đường 160 km. Chúng tôi kính mời quý đồng hương cùng tham dự trong đoạn đường vài cây số cuối này, bằng cách tiếp đón hoặc cùng phái đoàn rước ngọn Cờ Vàng qua khán đài danh dự.

 

Trân trọng thông báo và kính mời.

Nhóm Vinh Danh Cờ Vàng

https://vinhdanhcovang.wordpress.com/

 

PHỤ CHÚ:

Phái đoàn tham dự Cuộc Đi Bộ 4 Ngày Lớn Nhất Thế Giới Tại Hoà Lan, để Vinh Danh Cờ Vàng 3 Sọc Đỏ, muà Hè năm 2005.

 

– Về nhóm Vinh Danh Cờ Vàng: https://vinhdanhcovang.wordpress.com/

– Liên lạc với nhóm Vinh Danh Cờ Vàng qua điện thư: vinhdanhcovangvietnam@gmail.com

– Những tin tức liên quan đến tổ chức 4 ngày đi bộ quốc tế tại Nijmegen-Hòa Lan: http://www.4daagse.nl/

– Lịch sử về sự kiện 4 ngày đi bộ quốc tế tại Nijmegen-Hòa Lan: http://www.4daagse.nl/index.php/en/event/archive/history.html 

– Lộ trình phái đoàn Vinh Danh Cờ Vàng tham dự (40 km/ngày, tham dự viên dân sự): ngày thứ 1, ngày thứ 2, ngày thứ 3, ngày thứ 4.

– Di chuyển đến Nijmegen trong giai đoạn 4 ngày đi bộ quốc tế: bằng xe đạp, bằng phương tiện công cộng, bằng xe riêng.

Read Full Post »

Con Rồng Cháu Tiên

Tác giả: Anh Bằng & Trúc Hồ

 

Việt Nam tiếng gọi nước tôi
Ngàn xưa giữa dòng nổi trôi
Rồng Tiên núi rừng biển khơi
Mẹ Cha mỗi người mỗi nơi
Sầu đau bao giờ sẽ nguôi!

Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la

Ôi! Nước Việt mến yêu
Đường đi bước trên ngàn máu xương
Vượt lên những đau khổ muộn phiền
Dìu nhau hỡi cháu con Rồng Tiên

Về đây con Rồng cháu Tiên
Cùng giơ cao ngọn đuốc thiêng
Vòng tay siết chặt bước lên
Dìu nhau với tình ấm êm
Đàn con chung một trái tim

Ôi! Tiếng hát Lạc Long Quân giữa núi rừng vang rền
Tiếng hát Mẹ Âu Cơ giữa biển trời mênh mang
Dưới bóng cờ Văn Lang dấu tích Việt huy hoàng
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la
Sống với ngàn phong ba
Với đất trời bao la

Ôi! Những mảnh hồn Mê Linh
Gái đất Việt chung tình
Tiếng trống trận Tây Sơn
Khiến lũ giặc hoang mang
Mãi mãi hồn Quang Trung
Giữa núi đồi kiêu hùng
Quyết bảo vệ giang san

Ôi! Mãi mãi là ánh dương
Chiếu sáng hồn dân tộc
Hãy thắp ngọn đuốc thiêng
Giữ lấy hồn Văn Lang
Sẽ có ngày nắng lên bóng tối rồi không còn
Sẽ có ngày vinh quang

Sẽ có ngày vinh quang
Giữ lấy Hồn Việt Nam!

Read Full Post »

Song Chi

 

Khi phải sống lâu trong một môi trường mà sự ô nhiễm từ không khí, nguồn nước cho đến thực phẩm đã vượt xa mức cho phép, mà sự bừa bộn, phản thẩm mỹ, phản văn hóa, phi văn hóa… tràn lan từ cảnh quan, quy hoạch, kiến trúc cho đến cách sống cách xử của con người… như ở Việt Nam hiện nay, người ta sẽ quen với điều đó và nhiều khi không nhận ra là mình đang phải chịu đựng điều gì. 

Cũng vậy, khi phải sống quá lâu dưới một chế độ độc tài, hoặc nói cách khác, khi chưa bao giờ thật sự được hưởng một nền tự do dân chủ, người ta sẽ không nhận thức được mình đang thiệt thòi như thế nào so với người dân trong một đất nước tự do, dân chủ. 

Nếu nhìn vào một xã hội dân chủ dân sự như Mỹ chẳng hạn, có thể thấy một trong rất nhiều ví dụ về sự thay đổi: chỉ mới vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX thôi, nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ còn nặng nề như thế nào, nhưng bây giờ nước Mỹ đã có một Tổng Thống da màu. Một trong những điều làm nên sự thay đổi đó là khả năng dám nhìn vào sự thật của chính người Mỹ – rất nhiều bài báo, cuốn sách, bộ phim về đề tài này đã ra đời, rất nhiều cuộc biểu tình thậm chí có cả đổ máu nữa… đã thức tỉnh lương tâm của nhân dân và chính quyền. 

Một xã hội dám nhìn thẳng vào những sai lầm, những căn bệnh của nó, xã hội đó chắc chắn sẽ tìm ra hướng giải quyết và sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn. 

Trong khi đó, sự tồn tại của một thể chế chính trị độc tài là dựa trên sự bưng bít, che chắn, dối trá và mỵ dân, do vậy không bao giờ dám nhìn vào sự thật, vào những sai lầm, khuyết tật của mình. 

Ở Việt Nam, đã có một thời gian dài sau ngày 30.4.1975, mọi cái xấu, cái tệ hại của xã hội được đổ thừa hết cho hậu quả của chiến tranh và “tàn dư của chế độ Mỹ-Ngụy”. Sau đó, khi đến thời “mở cửa” thì bao nhiêu sự xáo trộn, tha hóa về mặt đạo đức xã hội, sự thay đổi và cả biến chất của con người… lại được đổ cho nền kinh tế thị trường. Còn gần đây, người ta lại mới tìm được một lý do nữa để đổ thừa: sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu – chính nó đã làm cho giá cả leo thang, nạn thất nghiệp tăng vọt, nó cũng là nguyên nhân của nhiều tội ác do kẻ phạm tội bị khủng hoảng, trầm cảm…! Nhưng cái nguyên nhân chính, gốc rễ của mọi vấn đề trong xã hội VN bao nhiêu năm qua thì không bao giờ được phép nhắc đến! 

Khởi đầu từ sự chọn lựa sai con đường đi cho cả đất nước và dân tộc đã dẫn đến mọi sai lầm khác: từ cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm cho đến quyết tâm lao vào con đường thống nhất bằng mọi giá kể cả máu của hàng triệu người dân và quá nhiều tổn thất đến hàng bao nhiêu năm sau cũng chưa hồi phục nổi; vừa kết thúc chiến tranh thì những sai lầm trong chính sách ngoại giao lại dẫn đến hai cuộc chiến tranh khác với Trung Quốc và Cam pu chia tiếp tục làm hao mòn tài lực nhân lực của đất nước; trong lĩnh vực kinh tế xã hội cho đến cách đối xử với phe bại trận và con cháu của họ cũng lại hàng loạt chính sách sai lầm, bất công phi lý… dẫn đến những cuộc ra đi của hàng triệu thuyền nhân VN bất chấp cả sinh mạng để tìm đến những vùng đất tốt đẹp hơn; một nền kinh tế theo mô hình bao cấp xã hội chủ nghĩa suýt làm cả dân tộc lâm vào cảnh chết đói…, và những sai lầm khác nữa, sai lầm sau luôn đắt giá hơn sai lầm trước! Tại sao? 

Bởi vì khi không dám hoặc không muốn nhìn thẳng vào sai lầm thì bài học sai lầm sẽ không bao giờ được thuộc. 

Bởi vì sự thật vô cùng đơn giản là chưa bao giờ những người lãnh đạo Đảng và Nhà Nước CSVN đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên quyền lợi và sự tồn vong của Đảng, của chế độ, thậm chí chỉ là quyền lợi của một nhóm người. 

Một trong hàng ngàn ví dụ về điều này: cuộc chiến tranh kéo dài hơn 20 năm giữa hai miền Nam Bắc đã kết thúc được 35 năm (1975-2010) nhưng nhà nước VN chưa bao giờ nhìn lại lịch sử một cách công bằng, trung thực, chưa bao giờ có một hành động nào gọi là hòa hợp hòa giải thực lòng ngoại trừ những lời nói suông! Hãy nhìn vào cách ứng xử của phe thắng trận Bắc Mỹ đối với phe đầu hàng Nam Mỹ sau khi cuộc nội chiến giữa hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ kết thúc vào tháng 4.1865; hay cách ứng xử của chính quyền Tây Đức đối với nhân dân Đông Đức sau ngày bức tường Berlin sụp đổ năm 1989 để thấy lòng đau đớn vì đất nước này, dân tộc này đã quá nhiều bất hạnh mà lại thêm tầm nhìn hẹp hòi của các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN nên đã tạo thêm nhiều bi kịch sau chiến tranh và cho đến tận bây giờ, sau 35 năm lòng dân vẫn đầy chia rẽ, rời rạc, tan tác. Hay cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc mở đầu hơn 30 năm trước (17.2.1979) mà cho đến nay nhà nước VN vẫn cố tình né tránh, không muốn nhắc đến. Không có lễ kỷ niệm, diễn văn, những bài báo công khai trên mạng lưới báo chí quốc doanh… như là những cuộc chiến tranh với Pháp với Mỹ; và tất nhiên lại càng không có sự nhìn lại, tổng kết, rút kinh nghiệm một cách thành thật công khai rõ ràng trước toàn dân… điều mà họ chưa bao giờ làm trong bất cứ cuộc chiến tranh nào. Không chỉ đa số giới trẻ VN mà ngay cả phần lớn người dân VN, do vậy chỉ được biết một cách lơ mơ rằng đã có một cuộc chiến tranh như thế giữa hai quốc gia cùng một ý thức hệ, một thời “môi hở răng lạnh” và hiện tại vẫn đang trong một mối quan hệ vô cùng phức tạp này. Còn nguyên nhân thực sự vì sao xảy ra cuộc chiến, tổn thất sinh mạng giữa hai bên và những hệ lụy của nó, kể cả việc có liên quan đến những hiệp định ký kết về lãnh hải cũng như đường biên giới sau này giữa hai nước… người dân không hề biết, không được quyền biết. 

Tất cả mọi sai lầm của chế độ, những khuất tất của lịch sử đều bị bưng bít. May mà bây giờ còn có internet và hệ thống thông tin bên ngoài cho phép những ai muốn tìm kiếm một phần sự thật. Nhưng còn những tháng năm trước đó khi luồng thông tin bên ngoài hầu như không thể vào được VN? 

Vào những thời điểm trong quá khứ, sự sai lầm dẫu quá lớn cũng có thể quy cho sự mông muội, thiếu hiểu biết, hoặc ảo tưởng về một lý tưởng, một mô hình xây dựng đất nước. Nhưng cho đến ngày hôm nay thì là chuyện khác. 

Làm thế nào có sự công bằng tốt đẹp trong một xã hội khi mà một đảng cầm quyền tự ban cho mình quyền lãnh đạo đất nước duy nhất, vô thời hạn và không hề chịu một cơ chế phân quyền, giám sát nào; khi mà từ công an, quân đội, luật pháp cho tới báo chí chỉ là để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chứ không hề bảo vệ nhân dân; khi mà những người lãnh đạo không hề do dân bầu ra và người dân thì không có bất cứ quyền hạn gì từ việc tự do bầu cử, tự do ngôn luận, tự do biểu tình ôn hòa v.v… và nhiều quyền khác nữa. 

Chính một thể chế chính trị xã hội như vậy đã tạo điều kiện cho những sự bất công phi lý, những cái xấu và không bình thường được phép tồn tại và ngày càng trở thành bình thường; còn cái đẹp, cái thiện, sự công bằng, dân chủ, tự do, nhân ái đã trở thành của hiếm hoặc bất bình thường hoặc không thể tồn tại. 

Từ lâu rồi những người lãnh đạo đất nước từ trên xuống dưới đã tự cho phép mình né tránh sự thật, chỉ nhìn thấy những gì họ muốn thấy và hết sức coi thường nhân dân. Vì coi thường nhân dân, coi đất nước này chỉ là của riêng họ – của giai cấp cầm quyền, nên họ tự cho phép mình thông qua mọi quyết định từ nhỏ cho đến lớn, trong đó có những quyết định vô cùng hệ trọng liên can đến vận mệnh đất nước như những cuộc đàm phán thương lượng với Trung Quốc về lãnh thổ lãnh hải; hay những quyết định có liên quan đến môi trường, sinh thái, sức khỏe, quyền lợi của hàng chục triệu người dân thế hệ hôm nay và hàng bao nhiêu thế hệ sau, kể cả vấn đề an ninh của Tổ Quốc như việc ký quyết định cho phép Trung Quốc khai thác quặng bô-xít ở Tây Nguyên, cho nước ngoài thuê rừng đầu nguồn, những dự án kinh tế xa xỉ với những số tiền khổng lồ phải đi vay v.v… Nhân dân không có quyền được biết, được bàn bạc, được có ý kiến. Bởi vì đất nước này không thuộc về nhân dân. 

Và ngược lại, chính vì biết rằng có lên tiếng trước một điều gì đó cũng là vô ích nên lâu dần, người dân trở nên thờ ơ ngay với chính sinh mệnh của dân tộc mình, đất nước mình. Mọi bức xúc rồi cũng chẳng thay đổi được gì, tốt hơn hết là sống cho bản thân, cho gia đình mình – số đông nghĩ thế và họ đã sống như thế. Họ trở nên ngày càng vô cảm với mọi cái bất công phi lý, mọi cái xấu cái ác trong xã hội. 

Có thể nói những căn bệnh nặng nhất của xã hội VN bây giờ là sự vô cảm, sự nghi kỵ, mất lòng tin – người dân mất lòng tin vào Đảng, vào những kẻ cầm quyền, vào luật pháp, vào lẫn nhau; và một tình trạng không có chuẩn mực, không có ranh giới – tạm gọi là căn bệnh “vô chính phủ” tràn lan trong xã hội. 

Có ai đó đã nói rằng chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản đều là những thảm họa cho nhân loại, nhưng chú nghĩa phát xít thì bạo phát bạo tàn, còn chủ nghĩa cộng sản kéo dài hơn nên cái hại mà nó gây ra cho từng quốc gia từng dân tộc là nặng nề hơn, to lớn hơn. 

Có thể thấy, đến bây giờ thì ít nhất trên thế giới đã có hai “mô hình” chủ nghĩa cộng sản: chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ và “chủ nghĩa cộng sản biến thể hay có thể gọi là ngụy cộng sản” như Trung Quốc và VN – thực tế chỉ là những quốc gia theo chế độ độc đảng, độc tài còn toàn bộ hệ thống lý thuyết Mác xít Lêninnít, lý thuyết về CNCS, CNXH thì đã bị chính những thế hệ lãnh đạo ở các nước này vứt bỏ chỉ còn trưng ra cái vỏ như những tấm bình phong mục ruỗng mà thôi. Nếu như “chủ nghĩa cộng sản kiểu cũ” làm cho nền kinh tế quốc gia của Liên bang Xô Viết và các nước Đông Âu cũ hoặc ngay cả Cuba, Bắc Hàn bây giờ bị kiệt quệ, không phát triển nổi, đời sống nhân dân bị bần cùng hóa, vô sản hóa cùng với sự cực đoan, hà khắc về chính trị và tư tưởng, điển hình là những cuộc thanh trừng, đấu tố, bắt bớ diễn ra hàng loạt khiến cho giấc mộng về “thiên đường xã hội chủ nghĩa ưu việt hơn chế độ tư bản hàng nghìn lần” như lập luận của các nhà lãnh đạo các nước này đã nhanh chóng tan thành bong bóng xà phòng trong nhận thức của người dân; hay sự cực đoan, ngu xuẩn và tàn ác của một chế độ cộng sản kiểu chính quyền Pôn Pốt-Iêng Xary của Campuchia khiến cho thế giới kinh hãi và giúp cho người dân thức tỉnh nhanh hơn. Trong khi đó, cái nguy hiểm ở những quốc gia theo chế độ cộng sản biến thể như Trung Quốc hay Việt Nam là nó tạo nên một sự thay đổi bề mặt về kinh tế giúp cho các đảng cộng sản ở những nước này vẫn còn có lý do để mà bào chữa với nhân dân, và nó khiến cho người dân chỉ biết lao vào cuộc làm giàu bằng mọi giá mà quên đi bao nhiêu mâu thuẫn, bất công khác trong xã hội. Đảng cộng sản ở những nước này vì vậy tiếp tục kéo dài sự tồn tại của họ, quá trình thay đổi chỉ diễn ra chậm chạp, nửa vời, nhỏ giọt và chỉ khi thật cần thiết, thực chất là kéo dài ngày hấp hối của chế độ trong khi sự tàn phá tiếp tục diễn ra hàng ngày và di họa để lại càng lớn. Giống như một căn bệnh ung thư nếu phát hiện sớm, dũng cảm cắt bỏ tất cả phần thịt bị hư hoại thì có cơ may sống sót và cứu được những phần thân thể còn lại, ngược lại nếu né tránh căn bệnh, chỉ dùng thuốc giảm đau để cho qua tạm thời thì đến một lúc nào đó, cả cơ thể chỉ còn là một đống thối ruỗng! 

Không kể đến số đông người dân vì thiếu thông tin, vì chỉ được giáo dục tuyên truyền theo kiểu một chiều suốt bao nhiêu năm nên vẫn còn nghe theo những gì Đảng, Nhà Nước và báo chí quốc doanh nói, ngay cả trong hàng ngũ những người lên tiếng đấu tranh đòi tự do dân chủ, vẫn có những người lập luận rằng chỉ chống lại những đảng viên thoái hóa, tham nhũng, tồi tệ, đi chệch đường chứ không chống lại chế độ, không chống lại tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, mô hình XHCN. Vâng, lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản rất hay, mô hình Nhà Nước XHCN rất đẹp (không đẹp sao có thể lôi cuốn hơn nửa thế giới lao theo trong bao nhiêu năm?). Nhưng không phải là mô hình một nước XHCN được lãnh đạo bởi duy nhất một Đảng Cộng sản độc tài toàn trị dù theo kiểu một hay hai kể trên, đã được chứng minh bằng sự sụp đổ của hàng loạt quốc gia trên thế giới, và trong những quốc gia còn lại thì người dân vẫn chưa thật sự được sống tự do,dân chủ, hạnh phúc; vả lại, nếu chỉ chống những cá nhân tham nhũng tồi tệ mà không nói đến cả thể chế chính trị là chỉ mới nói đến cái gốc mà không nói đến cái ngọn. 

Một trong những lá bài chủ chốt mà những nhà lãnh đạo cả hai quốc gia theo chủ nghĩa ngụy cộng sản Trung Quốc và Việt Nam hay đưa ra để xoa dịu nhân dân của họ là tốc độ phát triển nhanh về kinh tế và sự thay đổi trên bề mặt của xã hội. Nhưng phát triển kinh tế chỉ mới là một phần trong việc chứng tỏ xã hội đó đang đi lên theo chiều hướng tích cực, còn bao nhiêu vấn đề khác: khoảng cách giàu-nghèo và sự bất công quá lớn trong xã hội, vấn nạn tham nhũng và sự hình thành những nhóm “siêu lợi ích” trong bộ máy chính quyền có khả năng lũng đoạn kinh tế và thâu tóm mọi quyền lợi vào tay mình; bên cạnh đó là tài nguyên của đất nước bị khai thác đến cạn kiệt, thiên nhiên bị tàn phá không thương tiếc, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề, chất lượng cuộc sống của đa số người dân chưa được cải thiện tận gốc và chế độ an sinh xã hội chưa được quan tâm đến; chưa kể sự xuống cấp tha hóa về đạo đức xã hội, mọi giá trị đều bị lệch chuẩn, và nhiều vấn đề khác… Như thế là một xã hội đang phát triển một cách phi nhân tính và lệch lạc, chệch hướng so với con đường phải đi là xã hội phải ngày một văn minh, con người ngày một tự do, tự chủ, được coi trọng và hạnh phúc hơn! 

Một lập luận khác mà những người cầm quyền của Nhà Nước VN cũng thường xuyên đưa ra đó là sự ổn định về chính trị và mọi sự thay đổi, đa đảng… sẽ dẫn đến sự mất ổn định, hỗn loạn, lý do là bởi vì trình độ dân trí Việt Nam còn thấp nên mô hình độc đảng với sự lãnh đạo của Đảng CSVN như lâu nay là đúng đắn, tối ưu. Những người cầm quyền đã lừa mị nhân dân của họ với khái niệm về sự ổn định. Việt Nam quả thật là “ổn định” về chính trị – bởi vì mọi sự lên tiếng, mọi hành động đối kháng của từng cá nhân thôi đều đã được dập tắt ngay từ trong trứng nước. Nhưng ổn định về chính trị hoàn toàn không có nghĩa là ổn định về xã hội, về kinh tế. Bên dưới sự ổn định về chính trị, xã hội VN và ngay cả một cường quốc kinh tế như Trung Quốc, đang chất chứa trong lòng nó những mâu thuẫn vô cùng to lớn do cơ chế chính trị bất công gây nên, có khả năng bào mòn, hủy hoại, tàn phá cả xã hội như đã nói ở trên. 

Ba mươi lăm năm sau khi chiến tranh kết thúc, 24 năm sau ngày bắt đầu “mở cửa” chuyển mình theo nền kinh tế thị trường, đất nước vẫn đang bị tàn phá hàng ngày bởi nạn tham nhũng, dối trá, bất công phi lý, cái xấu tồn tại khắp nơi… và người dân vẫn chưa hề được hưởng quyền làm chủ thật sự trên đất nước mình. 

Nếu như tin rằng nỗi con người đều có số phận khác nhau thì mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cũng có số phận riêng. Và nếu tính cách của mỗi con người làm nên số phận của họ thì điều đó cũng đúng với một dân tộc. 

Số phận của Việt Nam là một số phận nhiều bi kịch, nhiều chua xót ngậm ngùi, nhưng ngoài những lý do khách quan của vị trí địa lý, của thời cuộc lịch sử chi phối đến một quốc gia nhược tiểu, thì chính tính cách của con người Việt Nam đã lý giải cho số phận ấy. 

Hãy nhìn lại số phận Việt Nam và tính cách Việt Nam – ở đây tạm thời chỉ nói đến giai đoạn từ khi có Đảng CSVN. 

Ở những kẻ lãnh đạo đất nước, đó là sự ngu muội, chủ quan, duy lý, ích kỷ, tham lam, đớn hèn. Khi phải chọn lựa con đường cho đất nước và dân tộc, họ luôn luôn có những chọn lựa hoặc sai lầm hoặc nửa vời. Còn ở nhân dân, phải đau xót mà nói rằng chính sự bạc nhược, vô cảm và cả thói chia rẽ, thiếu đoàn kết của nhân dân nói chung đã lý giải cho số phận ấy. 

Trong tính cách con người Việt Nam nhìn chung dường như không có tham vọng cũng có cả sự cực đoan mà chính những tố chất này mới tạo nên những đột biến, những sự thay đổi mạnh mẽ số phận của một dân tộc. 

Dù sao đi nữa, những gì đã xảy ra trong lịch sử thì cũng đã xảy ra. 

Nhìn lại quá khứ, học bài học của quá khứ là vô cùng cần thiết. Nhưng quan trọng hơn nữa là việc của ngày hôm nay. Những người cầm quyền đất nước này ngày hôm nay và sắp tới sẽ chọn lựa con đường đi của đất nước như thế nào để VN có thể thoát ra khỏi số phận đầy bi kịch của mình? Và đồng thời nhân dân VN sẽ làm gì để thay đổi vận mệnh của đất nước? 

Với những người đang nắm quyền đất nước, hãy đừng so sánh Việt Nam với Trung Quốc để tiếp tục tự nguyện làm bản sao mô hình con đường đi của nước này. Cái khác biệt lớn nhất giữa hai nước đó là nếu ĐCSTQ có tiếp tục lãnh đạo Trung Quốc thêm vài thập niên nữa, Trung Quốc vẫn chẳng mất vào tay nước nào mà ngược lại, gần như chắc chắn sẽ phát triển trở thành một quốc gia phát xít mới với tham vọng khống chế cả toàn cầu, thậm chí dẫn nhân loại vào một thế chiến thứ ba. Còn ĐCSVN nếu tiếp tục nắm chính quyền thì độc lập và sự toàn vẹn lãnh thổ sẽ luôn luôn là ngọn chỉ mành treo trước gió bão từ phương Bắc. 

Nếu không có bất cứ một sức ép nào từ sự thức tỉnh của nhân dân, chắc chắn rằng những người cầm quyền đất nước này không muốn thay đổi bởi vì chỉ có một cơ chế chính trị độc tài toàn trị như lâu nay mới cho phép họ được hưởng mọi quyền lợi trong cuộc sống mà không bị phán xét gì. Trong nhân dân, ngoài những kẻ có chức có quyền, có thể có một thiểu số giàu có thuộc tầng lớp trên cũng không muốn thay đổi vì xã hội càng nhá nhem hỗn loạn, luật pháp càng nhiều kẽ hở, chính quyền càng thối nát thì họ càng dễ kiếm tiền. Nhưng hãy nhìn vào số đông nhân dân đang sống như thế nào, hãy nhìn vào điều kiện và môi trường sống chung của cả xã hội, hãy nhìn và so sánh với các nước để rồi đau và nhục. 

VN – đất nước tôi, dân tộc tôi! Chỉ riêng trong thế kỷ XX, bao nhiêu triệu người VN đã ngã xuống trong những cuộc chiến tranh liên tiếp với Pháp, Mỹ, Campuchia, Trung Quốc; bao nhiêu triệu người VN đã chết trong những ngục tù khác nhau của cả hai miền Nam Bắc trong và sau chiến tranh; hàng trăm ngàn người bỏ xác trên biển khi tìm đường ra đi và hàng triệu người khác vẫn đang sống kiếp tha hương trên những quốc gia khác nhau, chưa kể con số đang gia tăng mỗi năm hàng trăm ngàn người khác nữa vẫn đang đi làm thuê, làm Osin, và cả bán thân nuôi miệng trên xứ người… Nỗi đau đó có thể nào quên? 

VN hiện nay đang đứng ở vị trí nào trên bản đồ thế giới về sự giàu có, văn minh, tự do dân chủ, công bằng trong xã hội? Nỗi nhục đó có thể nào quên? 

Cuộc sống không dừng lại, thế giới xung quanh không dừng lại. Việt Nam càng thay đổi chậm ngày nào thì mỗi người chúng ta sẽ càng có tội với đất nước, ông bà tổ tiên, với dân tộc và với cả chính bản thân mỗi người ngày đó. 

Sự thay đổi đó sẽ đến khi những người cầm quyền đất nước hiện nay (và tương lai) biết sợ sự thật, sợ sự phán xét của lịch sử và sợ nhân dân. Nhưng quan trọng hơn, sự thay đổi đó sẽ đến khi mỗi người VN biết được quyền hạn và sức mạnh của mình, biết nhục nhã chua xót khi nhìn vào các quốc gia khác và có tham vọng để đất nước, dân tộc mình phải được giàu có, độc lập, con người phải được sống trong tự do, dân chủ, hạnh phúc thật sự. 

Khi nhân dân Mỹ chọn Barack Obama, họ đã chọn sự thay đổi – Change, từ khát vọng muốn thay đổi của tất cả mọi người. 

Với nhân dân VN, sự thay đổi còn cần kíp hơn gấp nhiều lần bởi vì đất nước này, dân tộc này đã sống trong sự thua thiệt, lạc hậu về mọi mặt quá lâu và quá lớn so với rất nhiều dân tộc khác. Và khi gọng kìm của nước láng giềng phương Bắc đang từ từ siết chặt bằng cả sức mạnh về quân sự và “quyền lực mềm” về chính trị, kinh tế, văn hóa… 

VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh? 

VN-đất nước tôi, dân tộc tôi, bao giờ thì thức tỉnh? 

 

Ghi lại từ Take2Tango

Read Full Post »

ĐÊM NGUYỆN CẦU.

 

Kính dâng tổ quốc mến yêu.
Chân thành ghi ơn những người đã và đang chiến đấu cho hòa bình Việt Nam.
Tác giả: Lê Minh Bằng, Quốc khánh 1966

     

  

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi
Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối
Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Bâng khuâng nghe súng vang trong sa mù
Buồn gục đầu nghẹn ngào nghe non nước tôi trăm ngàn ưu sầu

Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này
Nhiều sóng gió trôi dạt lâu dài.
Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.
Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.
Vì đất nước đang còn ưu phiền.
Còn tiếng khóc đi vào đêm tường triền miên.

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu.
Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu
Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình
Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?

Read Full Post »

Lê Nguyên Hồng

 

Cho đến ngày nay thì trên thế giới có thể chưa có văn bản nào, chính thức nghiên cứu về nguồn gốc và lịch sử của những lá cờ. Mặc dù nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như: Cờ hiệu cho ngành giao thông thủy, bộ, thậm chí cả đường không để chỉ dẫn cho các máy bay lên xuống. Tại các sân bay, nhất là các sân bay quân sự, sân bay dã chiến, tàu sân bay… Rồi nhiều tôn giáo, hội đoàn cũng sử dụng những lá cờ để làm biểu trưng cho hội đoàn, tôn giáo, đảng phái của mình.

Trong chiến trận thời cổ đại và trung cổ, lá cờ hết sức quan trọng. Đến nỗi trong một trận đánh, nếu bên nào bị cướp mất lá cờ hoặc bị chém gãy cán cờ. Thì coi như thua trận. Binh sĩ rối loạn, tháo chạy vì họ nghĩ chủ tướng bị bắt hoặc bị giết. Bởi lá cờ của đoàn quân luôn đi cùng vị chỉ huy trận đánh.

Ngày nay mỗi quốc gia đều có Quốc Kỳ . Trên đó thường có các biểu tượng hoa văn, họa tiết. Mà qua đó thể hiện được phần nhiều văn hóa, tôn giáo, khát vọng, tình cảm của nhân dân, thậm chí thể hiện quan điểm chính trị của giới cầm quyền. Và cả những ý đồ đen tối nữa như lá cờ của Đức Quốc Xã chẳng hạn… Lá Quốc Kỳ của mỗi quốc gia (hoặc của vương triều). Luôn sống cùng với thời gian cầm quyền của một triều đại, hoặc một thể chế chính trị nào đó. Nó chỉ thay đổi khi một triều đại suy tàn, hoặc một thể chế chính trị sụp đổ. Một lá quốc kỳ vì sự tự do, vì hòa bình, vì sự dân chủ tiến bộ. Luôn là niềm kiêu hãnh, tự hào của mỗi đất nước, mỗi dân tộc. Một lá quốc kỳ khác hàm chứa sự bạo tàn, giết chóc, áp bức và sự thống trị bằng súng gươm. Thì là nỗi sợ hãi oán hờn của hết thảy những ai nhìn thấy nó!

Ở Việt Nam, vào thời Hùng Vương. Tuy còn là truyền thuyết, nhưng những di chỉ khảo cổ thời đồ đồng (như trống đồng Đông Sơn). Với những hoa văn trống đồng ngọc lũ. Giúp chúng ta suy đoán rằng: Thời Văn Lang, lá cờ sẽ có biểu tượng Trời (bánh Dầy) Đất (bánh Chưng). Và các họa tiết có hình Chim Lạc… Đến thời nhà Đinh, cũng nổi tiếng với lá cờ bằng bông lau chăn trâu cắt cỏ của cậu bé Đinh Bộ Lĩnh. Thời nhà trần còn có lá cờ nổi tiếng khác (tuy không phải là Quốc Kỳ) của Trần Quốc Toản – Vị tướng thiếu niên với hàng chữ: Phá cường địch, báo Hoàng Ân.

Năm 1789 Cuộc Cách Mạng Pháp bùng nổ. Kết quả là nhà vua không còn là kẻ sở hữu quốc gia nữa. Nước Pháp là sở hữu của toàn dân. Ý niệm lấy lá cờ làm biểu trưng cho quốc gia Pháp được thực hiện. Nhiều người cho rằng: Đó là lá cờ biểu trưng cho quốc gia đầu tiên trên thế giới. Ở Việt Nam vào thời Triệu Ân nổi lên đánh giặc xâm lược phương bắc thì sách “Quốc Sử Diễn Ca” ghi lại rằng: Triệu Ân “Ngồi trên đầu voi phất ngọn cờ vàng”.

Câu chuyện về sự xuất hiện lá cờ đầu tiên đại diện cho Quốc Gia Việt Nam cũng rất thú vị: Đó là vào năm 1863. Trong cuộc yết kiến vua Nã Phá Luân của cụ Phan Thanh Giản. Để thương thuyết về việc chuộc lại ba tỉnh: Biên Hòa, Gia Định và Định Tường. Theo nguyên tắc ngoại giao thì mỗi bên phải có lá cờ đại diện cho quốc gia của mình. Bí quá! cụ Phan Thanh Giản đã lấy vải vàng có sọc đỏ ở giữa trên y phục của chính mình, may sơ lại làm lá Quốc Kỳ. Nước Đại Nam cũng từng có lá cờ Long Tinh (cờ rồng). Thực ra đây không phải là lá cờ của quốc gia. Mà là lá cờ của nhà vua Nguyễn. Cũng có màu vàng và một sọc đỏ ở giữa. Xuất hiện tại lễ tế Đàn Nam Giao trong kinh thành Huế. Và bản nhạc như là Quốc Ca được tấu lên đó là bản “Đăng Đàn Cung” – Một bản nhạc cổ với nội dung ca ngợi công lao của các vị Tiền Nhân.

Như vậy – Với sự ảnh hưởng sâu sắc của Nho Giáo và Phật Giáo. Lấy sắc Vàng tượng trưng cho Trời Đất, Nguyên Khí. Và xen vào là màu đỏ chính là ứng vào Qủe Ly trong thư tịch cổ Kinh Dịch: Càn, Khôn, Chấn, Cấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài. Có bốn phương Chính và bốn phương Bàng. Qủe Ly chỉ phương nam (Nước Nam). Chữ Ly còn có nghĩa là Lửa. Bên trong Qủe Ly còn có hai vạch liền. Đó là chữ Công trong Thủ Công, Công Nghệ nó mang ý nghĩa sự tài hoa khéo léo của Người Việt… Với lý do trên đi cùng với thuyết Ngũ Hành Tương Sinh . Những lá cờ khởi thủy ban đầu của nước ta được chọn là Màu Vàng – Sọc Đỏ theo những thuyết ấy!

Năm 1945 – Với bản “Tuyên Ngôn Độc Lập” do ông Hồ Chí Minh soạn thảo. Cùng với sự ra đời của lá cờ đỏ sao vàng, là sự xuất hiện của quốc ca nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ban đầu bài hát này có tên gọi là “Tiến Quân Ca”. Rõ ràng với tựa đề là “Tiến Quân Ca”, mọi người đều nghĩ rằng nhạc sỹ Văn Cao – Người đã viết bài hát này hoàn toàn không có ý định để nó trở thành quốc ca Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Mà nó đã bị cưỡng ép đưa vào làm quốc ca!… Ngay từ câu mở đầu chúng ta đã thấy rõ đó là bài hát viết cho quân đội: “Đoàn quân Việt Nam đi…” … “Bước chân dồn vang…” Cho đến kết thúc đều nói đến súng, gươm, quân thù, sa trường… Toàn là những vũ khí giết chóc và chiến trận cả!

Ở đây tôi không dám chê bai nhac sỹ Văn Cao – Cha của bài quốc ca này. Vì chắc chắn với tài năng của Ông đã được khẳng định. Qua nhiều tác phẩm âm nhạc được Ông viết về quê hương đất nước rất sâu sắc như: Ngày Mùa, Làng Tôi, kể cả cho chiến trận như Du Kích Sông Thao vv… Thì nhạc sỹ Văn Cao hoàn toàn có thể viết nên một bài Quốc Ca thực sự mang Hồn Dân Tộc với trình độ uyên bác, sâu đậm tính nhân văn! … Nhưng! dù cho nhạc sỹ Văn Cao có làm gì thì cũng không tránh khỏi sự chi phối tư tưởng của đảng cộng sản. Vì văn nghệ sĩ trong chế độ cộng sản buộc phải ca ngợi, và viết cho cộng sản cũng là lẽ bình thường! Chúng ta cũng đã từng biết rằng có một sự việc “Không bình thường” với chế độ cộng sản. Đó là phong trào Nhân Văn Gai Phẩm, sau đó là phong trào Thơ Mới.

Với các văn nghệ sỹ nổi tiếng như: Trần Dần, Lê Đạt, Tử Phác, Hoàng Cầm v.v… Vì đã coi “nghệ thuật vị nghệ thuật” chứ không coi “nghệ thuật vị nhân sinh” (Nhân sinh của cộng sản). Đã bị cộng sản đàn áp bắt bớ, cầm tù (vụ án “Nhân Văn” ngày 21/01/1960) đánh phá nhân phẩm trên báo chí… Khiến giới văn nghệ sỹ oán hờn, căm phẫn, bỏ kháng chiến trốn chạy. Như ca sĩ Tài Tử Ngọc Bảo, nhạc sỹ Phạm Duy…

Như vậy – nếu nhìn từ góc độ một bản hành khúc ngắn viết cho quân đội (hay một đạo quân). Thì bài hát “Tiến quân ca” là một bài hát rất hay là khác!

Nhưng một bài quốc ca vốn phải mang được “Hồn của một dân tộc”. Mà trong bài hát này chỉ có mỗi một từ “hồn” (Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước). Chúng ta không thấy được cái “hồn nước” thực sự ở đâu cả! Chả lẽ hồn của đất nước ta là cứ “súng ngoài xa chen khúc quân hành ca” rồi “tiến mau ra xa trường” để bắn giết thì “nước non ta mới vững bền” hay sao? Chao ôi! Một đất nước Việt Nam mấy ngàn năm văn hiến lại mang hồn dân tộc là như vậy sao ? Ở góc độ bảo vệ tổ quốc thì có thể hiểu được. Nhưng trong bình diện nhiều mặt của một quốc gia thì không thể hiểu nổi!

Ngày nay – Mỗi khi lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên và bài “tiến quân ca” ngày nào được cất lên. Với đầy đủ súng ống và gươm giáo, máu đổ… Người ta thấy sự hiện thân của “bạo lực cách mạng”. Đó là: Giành mọi thứ bằng bạo lực, làm mọi thứ bằng bạo lực! Sản phẩm tư tưởng của Max – Một kẻ lập dị: … Say rượu, nợ nần ngập cổ, và có ý định tự sát!. “Cuộc đời và sự nghiệp của Max” (Nhà xuất bản sự thật Hà Nội – 1988). Với quốc kỳ máu và cuốc ca giết chóc. Với sự cướp bóc ngầm (tham nhũng). Và sự cướp bóc trắng trợn được hợp pháp hóa bằng các điều luật (Luật đất đai, luật thuế, luật cư trú, luật hình sự vv…) Và sự thống trị bằng hiến pháp (điều 4) của nhà cầm quyền cộng sản… . Đã làm cho xã hội Việt Nam ngày nay bị phân hóa sâu sắc, nghiêm trọng. Và sự đối kháng giữa một bên là tầng lớp giàu – Quan chức cộng sản. Một bên là tầng lớp nghèo – Người lao động và công chức cấp thấp không có quyền bính. Đang xảy ra! Đó cũng là mâu thuẫn giàu – Nghèo mang tính đương nhiên. Được đẩy thành mâu thuẫn siêu đương nhiên ở Việt Nam, giữa kẻ cướp và người bị cướp!!!

Giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Cũng có ý kiến tiến bộ của một số nhân vật cấp tiến trong trung ương đảng và chính phủ Việt Nam, nêu vấn đề thay đổi quốc ca. Đã có một đợt sáng tác của nhiều nhạc sỹ trong nước với tâm hồn và trí tuệ yêu nước. Kết quả là đã có hàng loạt những bài quốc ca được ra đời, để cho đảng cộng sản lựa chọn. Nhưng hỡi ôi! Tất cả công lao của các nhạc sỹ đã tan thành mây khói. Vì không đạt được tiêu chí của đảng cộng sản đề ra. Đó là: khẳng định sức mạnh cách mạng (bạo lực cách mạng) Và sự cầm quyền bất diệt của đảng cộng sản (điều 4 hiến pháp). Nên tất cả những tâm hồn và trí tuệ của các nghệ sĩ đã phải vào nghỉ ngơi trong… sọt rác! Và bài cuốc ca thì vẫn cứ được vang lên! Như vậy – chúng ta có thể khẳng định rằng: Chừng nào đảng cộng sản còn độc quyền, còn tồn tại. Thì bài quốc ca “tiến quân ca” đó và lá cờ máu sẽ luôn song hành! Chỉ khi nào lá cờ đó bị hạ xuống, thì bài quốc ca mới chịu im lặng!

Ngày 15/03/1942 đại hội Sinh Viên Toàn Quốc, tổ chức tại Hà Nội ban tổ chức đã lấy bản “Hành Khúc Sinh Viên” làm nhạc hiệu và sử dụng. Bởi tiết tấu âm nhạc mạnh mẽ trong sáng, và cuốn hút.

Ngày 20/07/1954 Hiệp Định Genève về Việt Nam được ký kết. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ra đời, dưới sự giám sát của lực lượng làm nhiệm vụ quốc tế trực tiếp là Pháp và Mỹ. Cùng với sự xuất hiện của lá Cờ Vàng ba sọc đỏ, thì đồng thời bản nhạc “Hành Khúc Sinh Viên” cũng được chọn làm quốc ca với phần lời được viết thêm lời 3. Với những ca từ trong sáng thiết thực, sâu sắc, ý nghĩa. Được mở đầu bằng: “Này công dân ơi…” và kết thúc bằng: “… Con cháu Lạc Hồng”. [tôi xin đính kèm theo bài viết này bản nhạc đó để những ai chưa nghe, chưa biết về bài quốc ca này (chủ yếu là đồng bào Miền Bắc).

Có sự so sánh với bài quốc ca “Tiến quân ca” hiện nay mà nhà nước cộng sản Việt Nam đang sử dụng]. Qua lời ca sâu sắc, xúc động, của bài quốc ca Việt Nam Cộng Hòa gắn liền với lá cờ Vàng ba sọc đỏ. Và nếu hiệp định Genève không bị đảng cộng sản Việt Nam vi phạm (Bằng cớ là họ đã lập đường dây năm 1959 đưa bộ đội thâm nhập trái phép vào Miền Nam đánh du kích – Ngày nay gọi là khủng bố. Và trước đó vào cuối năm 1957 họ đã lập ra chiến khu Đ tập trung lực lượng quân sự tấn công quân đội Việt Nam Cộng Hòa). Và nếu cuộc Tổng Tuyển Cử vào tháng 07/1956 được cộng sản Miền Bắc tuân thủ thực hiện. Thì đương nhiên nhìn từ góc độ khoa học xã hội, rõ ràng lá cờ Vàng ba sọc đỏ, và bài quốc ca đi cùng sẽ chiếm ưu thế chiến thắng tuyệt đối so với lá cờ Đỏ sao vàng. Bởi phiếu bầu của nhân dân cả nước.

Ngày nay tại hải ngoại quốc ca Việt Nam Cộng Hòa và lá cờ Vàng ba sọc đỏ của Việt Nam vẫn được quốc tế công nhận và tôn trọng. Nó là di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của nhân dân Việt Nam. Một mai khi đất nước ta chuyển mình sang chế độ Đa Nguyên Đa Đảng. Đảng cộng sản không còn, hoặc không còn nắm quyền. Thì đương nhiên lá cờ Vàng và bài quốc ca đi cùng – Lại là ứng cử viên Số Một, bởi sự lựa chọn của hơn 80 triệu người dân Việt Nam. Trong một cuộc Tổng Tuyển Cử hoàn toàn mở và tinh thần tự do dân chủ thượng tôn.

Như vậy có thể nói! Từ việc so sánh giữa hai bài quốc ca và ý nghĩa của hai lá cờ. Ta thấy rõ đâu là chính nghĩa và đâu là sự hung tàn…

Chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao nhân dân ta lại không có may mắn như hai miền Nam – Bắc Triều Tiên, hoặc là Đông – Tây nước Đức. Họ đã tránh được hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn cảnh “Nồi da nấu thịt”, “Huynh đệ tương tàn” của Việt Nam. Chỉ vì bị cộng sản Việt Nam kích động vào lòng tự hào dân tộc, lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân Miền Bắc và một số đồng bào Miền Nam, để phục vụ mưu đồ đen tối của một nhóm người. Cả dân tộc ta đã lao vào một cuộc “Tự sát tập thể”, để rồi ngày nay cộng sản lại quay đầu lại thống trị, đàn áp chúng ta – Những người đã từng nuôi chúng, từng hy sinh thân mình để bảo vệ chúng!!!

… Nhân dân Việt Nam đã bị đem ra làm vật hiến thân cho triết lý bạo tàn của cộng sản. triết lý “Dùng bạo lực” thật vô nhân và vô nghĩa. Nó cần được thay đổi bằng một triết lý khác. Bởi trong quá trình đi lên của xã hội loài người thì sự đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, sự tiến bộ và sự lạc hậu là lẽ bình thường luôn phải có.

Dưới lá quốc kỳ của một nước được tung bay. phần âm nhạc của bài quốc ca trong sáng, hùng tráng luôn làm cho người nghe, người hát phấn chấn. Nó cũng mang tính giáo dục và là nguồn động viên, nhắc nhở người nghe ý thức về lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình yêu thương. Nó thật bổ ích cho mọi người trong giờ chào cờ trang nghiêm để đón chào ngày mới!

Trớ trêu thay! Một nước Việt Nam với nòi giống con Lạc cháu Hồng. Thế giới cũng phải khâm phục về sự dũng cảm và trí tuệ. lại đang phải nhìn lá cờ tượng trưng cho bạo lực. Phải nghe một bài quốc ca phản cảm! Đó cũng là nỗi khổ về tinh thần, bên cạnh bao nỗi thống khổ khác mà nhân dân ta đang phải gánh chịu. Đó là hậu quả năng nề của học thuyết cộng sản!

 

Ghi lại từ Phương Đông Thời Báo

Read Full Post »

NGỌN LỬA ĐẤU TRANH

Hoàng Tường


Read Full Post »

Chu chỉ Nam.

 

Cách đây gần 2400 năm, nhà triết học Hy lạp Aristote ( 384-322 trước Tây lịch) đã nói : «Con người là một con vật chính trị». Để đối phó hữu hiệu với thiên nhiên, với thú rừng,con người đã tự qui tụ lại,sống hợp đoàn, và để cho cuộc sống hợp đoàn mỗi ngày một tốt đẹp hơn; con người cần phải ứng xử với nhau mỗi ngày một tốt đẹp, có văn hóa, văn minh hơn; và đồng thời tạo ra những luật lệ, cơ chế để cho những quyền căn bản của con người mỗi ngày một bảo đảm hơn; đó là chính trị.

Theo như Lời mở đầu của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân quyền:

«Xét rằng sự xao lãng và chà đạp những quyền căn bản của con người là những hành động man dại, đi ngược lại lương tâm và lương tri của nhân loại ; và một thế giới mà trong đó, mọi người đều có quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, không bị đe dọa bởi nghèo đói, thế giới đó phải được coi như ước vọng cao cả của nhân loại»

«Xét rằng quả là một điều cần thiết để những quyền tự do căn bản của con người phải được bảo đảm bởi một nhà nước pháp quyền, để con người không bị áp bức, bóc lột ; trong trường hợp ngược lại, thì con người có quyền nổi lên chống lại độc tài, áp bức và bóc lột»

Cách hành xử đúng, những luật lệ, những cơ chế giúp cho đời sống con người thăng tiến về cả 2 phương diện vật chất và tinh thần, tất cả những việc đó đều liên quan đến chính trị. Vì vậy nên Aristote mới nói con người là con vật chính trị.

Cũng có người cho rằng ở những xã hội nguyên thủy, không có chính trị, vì ở những xã hội này, không có những hình thức chính quyền, tổ chức nhân xã như chúng ta thấy ngày hôm nay. Nhưng nếu chúng ta hiểu chính trị là hình thức ứng xử tốt đẹp giữa con người và con người, thì ngay dù dưới bất cứ một xã hội nào, bắt đầu bằng xã hội 2 người là gia đình lúc ban đầu, thì cũng đã có sự hiện diện của chính trị.

Chính trị, theo ngữ học gồm 2 chữ : chính và trị. Chính có nghĩa là ngay thẳng. Trị là cai trị. Chính trị là cai trị một cách ngay thẳng. Nhưng chính, ngay thẳng ở đây theo nghĩa bóng còn có nghĩa là cái gì đạo đức, tốt đẹp, nhân đạo, liên quan đến Chân- Thiện – Mỹ. Chân là sự thật, lòng yêu sự thật, tính tôn trọng sự thật, trái lại với gian xảo, ăn gian nói dối, nói láo và tuyên truyền, như bản tính của người cộng sản, mà chính ông Gorbatchev, cựu Tổng Bí Thư Đảng Cộng sản Liên Sô đã từng tuyên bố: «Cộng sản chỉ biết tuyên truyền và nói láo». Thiện là tốt, là lòng thương người, giúp đỡ người, là lương tâm, lương tri, trái lại cái gì là ác ôn, côn đồ, vô lương tâm, vô lương tri. Mỹ là cái đẹp, cái được con người từ xưa tới nay yêu quý và kính trọng, trái lại với cái gì xấu, mọi người chán ghét, chê cười, phỉ nhổ.

Vì vậy, nguyên nghĩa ban đầu chính trị có nghĩa là cách cai trị với mục đích là trọng sự thật, thực hiện điều thiện và quảng bá điều mỹ, nói một cách khác đi là làm sao để đời sống của con ngưòi mỗi ngày một tốt đẹp hơn, về vật chất cũng như tinh thần; về vật chất thì người dân , tối thiểu, khi đói có cơm ăn, khi rét có áo mặc, khi bệnh có thuốc uống; về tinh thần, thì những giá trị tinh thần mỗi ngày một được nâng cao, những quyền căn bản của con người được tôn trọng, để đời sống con người mỗi ngày một có văn hóa, văn minh, trái ngược với đời sống man dại, cầm thú, đời sống của người cộng sản, như lời bà Dương thu Hương đã nói :«Tôi ở trong một đoàn quân chiến thắng ; nhưng tôi phải đau lòng mà nói lên rằng kẻ chiến thắng chính là kẻ man dại ; và ngược lại kẻ chiến bại chính là kẻ văn minh». Cũng như nhà thơ Vũ hoàng Chương đã than :

Từ độ người về, hỡi loài man dại !

Dẫu vô tri, sỏi đá cũng buồn đau.

Tiếng thở dài vang tận đáy sông xâu,

Màu đỏ oan cừu hành hung phố chợ.

Chính trị theo nguyên nghĩa lúc đầu là con đường vương đạo, trái với bá đạo. Đó là quan niệm của những bậc hiền triết từ Đông sang Tây. Chính trị là con đường đại đạo, con đường đưa đến cái học lớn, như đức Khổng Tử, gốc người nước Tống, hiện là tỉnh Hà Nam bên Tàu, vào thế kỷ thứ V trước tây nguyên, khi ngài nói : «Đại Học chi Đạo, tại minh Minh Đức, tại Tân Dân, tại chỉ ư Chí Thiện» (Con đường đại học, đó là làm sáng cái đức sáng, làm mới người dân, ngừng lại chỗ tốt cao nhất). Đó cũng là quan niệm về tám cái chính (Bát Chính), của đức Phật, chính ở đây cũng có nghĩa là ngay, thẳng như trong chữ chính trị. Bát chính đó là :

1) Chính định là định cái chỗ mình hiện hữu, có mặt một cách đúng ;

2) Chính kiến là nhìn đúng :

3) Chính niệm là quan niệm đúng ;

4) Chính tư duy là suy nghĩ đúng ;

5) Chính ngôn là nói đúng ;

6) Chính nghiệp là hành động đúng ;

7) Chính tín là tin tưởng đúng ;

8) Chính mạng là số mạng đúng.

Theo Mạnh Tử ( 372-289 trước Tây Lịch), thì chính trị đó là đặt quyền lợi của dân lên trên hết, khi ngài nói : «Dân vi quí, xã tắc thứ chi, quân vi khinh» có nghĩa là dân quí nhất, sau đó mới tới luật pháp và cuối cùng mới tới quan quyền.

Ở Việt Nam ta, đức Trần Hưng Đạo, được ngừơi dân tự động coi như thánh nhân, chứ không phải bị bắt buộc như đối với Hồ chí Minh, ngày sinh của ngài không rõ, nhưng ngài chết vào ngày 3/9/1300. Trước khi chết ngài nói đến chính trị, con đường vương đạo, với vua Anh Tôn : «Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ – bền gốc, đó là cách giữ nước hay hơn cả !».

Nguyễn Trãi ( 1380-1442), quê ở huyện Thường Tính, tỉnh Hà Đông, cách chúng ta cả sáu bảy trăm năm cũng quan niệm chính trị là vương đạo, trái với bá đạo, khi ngài nói : «Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt chỉ vì khử bạo» «Đem nhân nghĩa để thắng hung tàn. Đem chí nhân để thay cường bạo» ( Bình Ngô Đại Cáo).

Ở Tây phương chữ chính trị (Politique) được định nghĩa là một khoa học hay một nghệ thuật trị quốc hoặc một thái độ, một quyết định đúng đắn nhất (La politique: science ou art de gouverner un Etat, qui montre une prudence calculée) (Larouuse) Cũng như nhà triết học Proudhon định nghĩa chính trị là khoa học của tự do (la politique est la science de la liberté), có nghĩa là nghệ thuật cai trị dân dân chủ nhất, coi trọng tự do của người dân nhất.

Nhưng về sau này, người ta hiểu sai chữ chính trị, thay vì hiểu nghĩa chính trị là chính đạo, vương đạo, thì họ hiểu chính trị là tà đạo, bá đạo, làm chính trị là có quyền dùng mọi phương tiện, thủ thuật, ngay dù vô luân lý, vô đạo đức, cướp của giết người, miễn là đạt được mục đích của mình. Trường phái này đuợc tăng cường với sự xuất hiện của 2 chế độ độc tài toàn trị cộng sản và phát xít vào thế kỷ 20. Staline đã từng đi ăn cướp để nuôi đảng. Trường Đông Phương ở bên Nga mà nhiều người lãnh tụ các nước cộng sản xuất thân là một trường dạy nói dối, đấu tranh bất hợp pháp, lén lút, khủng bố, cướp của, giết người, đó là phần học chính.

Cách làm chính trị của người cộng sản khác hẳn với quan niệm người xưa, đó là dùng bất cứ phương tiện nào để cướp chính quyền ; và một khi có chính quyền rồi, thì dùng bất cứ phương tiện nào, dù là chém giết, tù đày, để giữ chính quyền.

Theo người xưa, như theo Aristote (384-322 trước Tây lịch), cắt nghĩa trong quyển Chính Trị (La Politique) : «Nguyên tắc căn bản của một chính quyền dân chủ đó là tự do, mà một trong những chỉ dấu của tự do, đó là người công dân có thể lúc là người bị trị, lúc là người cai trị, một chỉ dấu khác của tự do, đó là người dân có thể sống đời sống mà họ mong muốn»

Đó là định nghĩa chính trị theo trường phái chính đạo hay tà đạo. Và từ đó chúng ta cũng có thể định nghĩa thái độ chính trị theo 2 trường phái này. Nếu theo chính đạo, thì thái độ chính trị là thái độ lựa chọn dứt khoát Chân-Thiện- Mỹ, chống lại thái độ lựa chọn cái dối trá, xảo quyệt, ác ôn, côn đồ, xấu xa, và cũng chống lại thái độ không lựa chọn, lừng khừng của trường phái tà trị. Thái độ này rất cần thiết cho mọi người, cho mọi công dân tốt, vì chỉ có thái độ chính trị tốt, thì con người và xã hội mới trở nên tốt.

Làm chính trị là một cái nghề như nghề bác sĩ, kỹ sư. Đó là nghề của ông bộ trưởng, nghị sĩ, tổng thống, thủ tướng, nếu ở trong một nước dân chủ, thì là do dân bầu ra, và họ có nhiệm vụ và bổn phận phải áp dụng, thực hiện đường lối chánh đạo, có nghĩa là lo phúc lợi cho dân, nếu không dân có quyền truất phế hay không bầu vào nhiệm kỳ tới.

Người dân cần phải có thái độ chính trị, có nghĩa là thái độ phân biệt phải trái, thiện ác, tốt xấu, trắng đen, nhưng người dân không cần phải làm chính trị. Hiện nay chính quyền Việt Nam cố tình lẫn lộn thái độ chính trị và làm chính trị để vu khống những vị lãnh tụ tôn giáo. Những vị lãnh tụ tôn giáo, trước khi là tôn giáo họ cũng là người, người Việt Nam, hơn thế nữa là tôn giáo, là lãnh tụ, họ cần phải và có nhiệm vụ nói lên điều thiện, tố cáo điều ác, cổ võ điều chân chính, cái đẹp, kết án giả dối, chỉ trích cái xấu.

Một số trí thức Việt Nam; hoặc vì ngu độn chưa hiểu tới nơi tới chốn; hoặc hiểu, nhưng vì hèn hạ, cố tình bênh vực chính quyền, hô hào phân biệt thần quyền và thế quyền, bảo rằng những vị lãnh tụ tôn giáo Việt Nam như Hòa thượng Huyền quang, Quảng Độ, linh mục Nguyễn văn Lý và nhiều Vị khác nữa là làm chính trị. Không, quí vị đó không làm chính trị, mà chỉ có thái độ chính trị, thái độ về thiện và ác, về chân và giả, về một chính quyền độc đoán độc tài, buôn dân bán nước, làm khổ dân Việt.

Chúng ta đã hiểu chính trị theo quan niệm của trường phái vương đạo hay bá đạo. Nhưng làm thế nào để chính trị được hiểu và áp dụng như vương đạo ?

Không còn cách nào hơn là thực hiện dân chủ. Với dân chủ có sự phân biệt quyền hành rõ ràng, để tránh sự lạm dụng quyền hành của những kẻ độc tài. Thêm vào đó, với dân chủ, người dân có thể kiểm soát, bầu ra hay truất phế những người làm chính trị, mỗi khi có những cuộc bầu cử qua lá phiếu của mình. Nói như Churchill: “Dân chủ không phải là chế độ tốt đẹp nhất ; nhưng là chế độ tránh được nhiều cái xấu nhất

 

Ghi lại từ: RFVN

Read Full Post »

ĐƯỜNG VIỆT NAM

Tác giả, trình bày: Nguyễn Đức Quang 

 
 
 
(1)
Đường Việt Nam ôi vô cùng, vô tận,
đường ngang tàng ngoài biển Đông, giữa Trường Sơn.
Đường ngày qua đầy vết kinh hoàng,
mỗi xóm làng một dở dang.
 
(2)
Đường ruộng ngô đến xóm dừa chưa cùng,
đường ngông cuồng, đường trường chinh vẫn ruổi rong.
Đường mồ hôi tràn đến lưng đồi,
lúa yêu người hẹn cùng bước rong chơi
 
Điệp khúc:
Ai từng đi trên đường Việt Nam,
bước âm thầm và tim nát tan.
Bao lòng tham chất chứa đầy
những mưu đồ bạo tàn đang ngăn lối.
Nhưng càng mưa giông càng vươn tới,
bước chân hùng còn đi rất hăng.
Đi dựng lấy quê nhà,
Giống Da Vàng nầy là vua đấu tranh.
 
(3)
Đường của ta đưa ta về thanh bình,
đường an lành, đường thảnh thơi những ngày vui.
Đường Việt Nam mời những bước chân rời,
sát nhau lại vì đường vẫn còn dài.
 

Read Full Post »

Những Giòng Sử Quý

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa

trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972

 

 

 

Read Full Post »

KHỎE VÌ NƯỚC

Sáng tác: Hùng Lân

 

 

Khỏe vì nước kiến thiết quốc gia.
Đoàn thanh niên ta góp tài ba,
tạo nguồn dân sinh mới,
hùng mạnh trong năm giới
họp lực xây hưng thịnh chung nước Nam.

Khỏe vì nước chí khí cương kiên.
Giống Lạc Hồng uy hùng vô biên,
trong khó nguy can trường,
sinh thác ta coi thường
Việt Nam thanh niên anh dũng muôn năm.

Thanh niên ơi hồn thiêng núi sông đợi chờ.
Nơi tay ta toàn dân ngóng trông từng giờ.
Mang máu anh hùng ta đừng làm nhơ máu anh hùng.
Trai đất Việt phải nêu đèn sáng thế giới soi chung.
Dân sinh yếu nhược mang theo mối nhục vong quốc
Dân sinh dũng cường đưa ta tới đài vinh quốc.
Mau gây lấy phong trào khỏe khắp nơi xa gần,
cho dân trí quật cường và hưng phấn,
ngàn đời không mờ ánh Duy Tân.

Read Full Post »

GƯƠNG ANH HÙNG 

của Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và 12 liệt sĩ Yên Bái  

 

Trời Nam mây sầu u ám
Ðất Việt chất ngất hờn căm
Trên bảy mươi năm 
Quân sài lang, giặc Pháp tham tàn (1)
Xâm lăng nước Việt gây nhiều đau khổ!
Chúng bắt sưu cao thuế  nặng
Chúng bóc lột đến xương tủy người dân
Vơ vét của cải hạ  cám thượng vàng
Chuyển về mẫu quốc làm giầu
Chúng nhũng nhiễu  đàn áp dân lành
Làm tình làm tội
Ức hiếp dã man
Cai trị bằng luật rừng và gươm súng
Tiếng oán than của dân Việt cao ngút trời xanh!
Chúng chủ trương ngu dân để dễ bề cai trị
Lấy bả công danh, mồi phú quí nhử vào tròng
Thành phần trí thức có đôi chút học hành
Biến họ thành  những tên nô lệ trung thành
Như con chó trung thành với chủ!
Binh lính người Việt
Chúng đặt ra lính tẩy, khố đỏ, khố xanh
“Ông Cai, Ngài Ðội, quan Quản, cụ Thiếu”
Tranh nhau lấy lòng quan thầy
Sen đầm, mật thám,
Chỉ điểm như ong
Ðêm ngày lo lắng tâng công,
Ðền ơn khuyển mã  để mong sang giầu!
Bọn chó săn ra sức kiếm những ổ Cách mạng
để báo cáo quan thầy lấy điểm
Thực dân Pháp nhồi sọ trẻ Việt
Mến yêu trung thành với mẫu quốc
“Bởi tổ tiên ta là người Phú lãng Sa”(2)
Khắp gầm trời Nam, người có tim óc hằng hà
Căm  giận  tím ruột bầm gan
bọn  thực dân sài  lang cướp nước!
Lập hội, lập nhóm mưu chuyện Kinh Kha,
Nhưng vừa lộ mặt ra là đã vào nhà pha, nhà đá!
Càng ngày chế độ bạo tàn, thực dân, khát máu
Càng đè nặng lên xã  hội Việt Nam
Nhân dân đau khổ, lầm than
Sao ngồi nhìn nước điêu tàn mãi ư?
Người anh hùng Nguyễn Thái Học quyết thi gan
Ðánh lá bài một mất một còn với Ðịnh mệnh!
Hăm tám tuổi đầu
“Không thành công, cũng thành nhân” (3)
Người người hồ hởi nô nức tòng quân,
Lửa  hờn căm nung nấu vạn tâm hồn
Giành Ðộc Lập cho non sông hoa gấm
Chó săn quá sẵn
Phải giữ  bí mật
Cả quân lính trong binh đội Pháp
Ðồng chí khắp nơi kể ngàn tay súng
Bom đúc mỗi ngày, gươm mài mỗi buổi
Sẵn sàng giờ điểm xuất quân
Nào Nguyễn khắc Nhu, Phó  đức Chính,
Ký Con, Nguyễn như  Liêm
Nào Lương ngọc Tốn, Trịnh văn Yên…
Nguyễn thị Giang, Nguyễn thị Bắc, Ðỗ thị Tâm…
Phương danh  hằng hà không thể kể, biên
Uống máu ăn thề  – Quyết làm cuộc Cách Mạng!
“Giết sạch giặc Pháp tham tàn,
Giết sạch  phản quốc Việt gian cáo chồn!
Vùng lên đập nát xiềng gông
Việt Nam Ðộc Lập, Nhân quyền, Tự Do!”
Ngày vui chiến thắng không xa
Anh  về với mẹ cha già, vợ yêu!
Quân Cách mạng đồng lòng Tổng  khởi nghĩa 
Ðêm  9 tháng 2 năm 1930!
Nhưng than ơi!
Hùng tâm dũng khí  có thừa
Vẫn thua định mệnh lọc lừa éo le!
Quân ta vũ khí  thô sơ
Ðịch sao súng đạn dư thừa thực dân?
Lại thêm dăm đứa Việt gian 
Tâng công báo  Pháp biết rành cơ mưu!
Nguyễn Thái Học cùng các đồng chí 
bị bắt ở  ấp Cổ Vịt, tỉnh Hải Dương
Cuộc Tổng khởi nghĩa bị Thực dân Pháp 
và tay sai đàn áp dã man!
Nguyễn Ðảng trưởng cùng 12 đồng chí
hiên ngang anh dũng lên  đoạn đầu đài!
Miệng vẫn hô vang:”Việt Nam muôn năm!”
Ðền xong nợ nước!
Trước những con mắt thất thần, run sợ
của thực dân đế quốc!
và bè lũ  tay sai
Hôm ấy là ngày 17 tháng 6 năm 1930!
Ðất trời Nam mù mịt sầu thảm
Sông núi u buồn thương khóc
những người con yêu!
Không may sa vào tay giặc
Toàn dân Việt ngậm ngùi chua xót
cho thân phận những bậc anh hùng
Vị quốc vong thân!
Trương cao cờ đại nghĩa
Và chua sót cho thân phận nhưọc tiểu Việt Nam!
Cô Nguyễn thị  Giang,
Hai mươi hai tuổi
Vị hôn thê/ đồng chí của Ðảng trưởng
Dự định gài bom nổ tung pháp trường
Nhưng Sen đầm, Mật thám,
khố xanh, khố  đỏ lớp lớp hàng hàng
Cô đành ngậm ngùi nuốt hận
Nhìn giặc tàn bạo, dã  man
Tiếc không uống máu, nhai gan quân thù!
Ngay ngày hôm sau, 18 tháng 6
Cô về làng Thổ  tang
Lậy cha mẹ chồng, trăn trối
Xong ra đầu làng, quay về hướng đông
Cô quì lạy chồng, xin lỗi cha mẹ
Rồi dùng súng bắn giữa màng tang
Cho trọn nghĩa phu thê, trọn tình đồng chí!                            

Hào hùng thay những con người nghĩa khí!
Những tấm gương sáng chói đến thiên thu
Chúng tôi hậu duệ  – Lấy đó làm gương!
Ghi tâm khắc cốt quốc thù
Ðấu tranh để nước ngàn thu rỡ ràng!
Gương hi sinh cao cả 
khắc trên bia đá bảng vàng
Không bao giờ rơi vào quên lãng
Hỡi các Anh hùng, Liệt nữ!
Hôm nay đúng 74 năm ngày tang Yên Bái
Chúng tôi thắp nén tâm hương,
Nhớ về Yên Bái khóc thương anh hùng!
Nguyện  dù đế quốc  tàn hung
Dân Việt kiêu dũng vẫn vùng đứng lên!
Ðộc Lập cho giống Rồng Tiên
Tổ Hùng phù trợ  ba miền chúng con!
Nguyện dù vận nước long đong,
Quyết xây Hạnh Phúc, Tự Do, Nhân Quyền!  
     

Little Saigon, CA ngày tang Yên Bái                     
17-6-2004        
Xuân Vũ  TRẦN ÐÌNH NGỌC  

(1)     1783 Gia Long giao hoàng tử Cảnh cho Giám Mục Bá đa Lộc  đem sang Pháp làm con tin để xin vua Louis XVI giúp quân binh, vũ khí diệt nhà Tây Sơn.

    1847 chiến thuyền Pháp bắn vào Đà nẵng.
    1858 chiến thuyền Pháp và Y pha Nho đánh Đà nẵng.

(2) Nos ancêtres sont des Gaulois.

(3) Lời Đảng trưởng Nguyễn thái Học.

THE HEROIC EXAMPLES

of party leader Nguyễn Thái Học and 12 Yên Bái-members 

 

The sad and menacing clouds obscurely covered Vietnam sky,
And its soil was accumulated with enmities,
Over seventy years,
The  greedy, harsh, and wolfish Frenchmen invaded Vietnam causing miseries.
The French Government taxes heavily,
exploiting the Vietnamese people to the marrow-bones.
To make France rich.
They harrassed and suppressed innocent people, ruling by jungle laws and guns.
The Vietnamese people‘s grudge against French rulers rising to the blue sky,
French Government’s policies were to make the Vietnamese people illiterate
in order to govern easily.
The rulers also used positions and money to lure a few intellectuals to work for them.
They converted them to be loyal slaves,
As loyal as dogs towards their owners.
The French Government also had Viet troops to serve them,
They were Partisans, Commandos, Blue Leggish, Red Leggish soldiers,
Ranking from Corporal, Sergeant to Lieutenamt,
Therefore, some of them were trying to satisfy their bosses
by doing as infiltrators or indicators to destroy the Revolutionary groups.
Vietnamese children were brain-washed to be loyal to France,
They taught them:”Our ancestors were Gaulois.”
There were a lot of patriotic people around the country,
Who organized parties and groups to protest French rulers.
Unfortunately, some were caught and put into prisons.
The Vietnamese People Party, with leader Nguyễn Thai Hoc
was trying to accomplish a “coup d’Etat”.
He wanted to play poker with the destiny – the Nation’s destiny,
“If we were not successful, we were good men!” he said.
Their goal was:”Independence for our Nation!”
They had to keep secret their activities
because undercover police and infiltrators were everywhere.
Nguyen Thai Hoc had thousands of gunmen,
who made bombs and sharpened swords everyday. They were ready to act.
Their names were:”Nguyen Khac Nhu, Pho Duc Chinh,
Ky Con Dang Tran Nghiep, Nguyen Nhu Liem,
Luong Ngoc Ton, Trinh van Yen…
Nguyen Thi Giang, Nguyen Thi Bac, Do Thi Tam…
We had thousands of names that we couldn’t mention in here.
Their slogans were:”Kill all French rulers and traitors!”
People were called to rise and destroy all fetters and yokes.
The joyous victory day was nearby,
Your beloved parents and wives were waiting for your returning home,
A good life would be beginning for every citizen.
Nguyen Thai Hoc decided the date of the Revolution Feb. 9, 1930.
Alas! The Vietnamese soldiers just had simple weapons, e.g. swords and bamboo sticks,
They couldn’t cope with sophisticated guns from France,
Though they were very courageous and had good will.
Furthermore, several traitors had informed the colonists
all about the Revolutionary conspiracies,
Nguyen Thai Hoc and most of his comrades were caught at Co Vit, Hai Duong,
After several days, their hopeful Revolution was brutally suppressed
by French rulers and their subordinates.
The Party Leader and his twelve comrades bravely went to the guillotine for execution
While they shouted loudly “Long live Viet Nam!” “Long live Viet Nam!”
They had already paid their debts to the country before French rulers’ fearful eyes.
That day was June 17, 1930
The Viet Nam sky was cloudy with sadness and sorrow,
Rivers and mountains were mourning the beloved children
who had fallen into invaders’  wicked hands.
The Vietnamese people were suffering from the loss of heroes and heroines,
And also for the country’s fate itself,
Miss Nguyen Thi Giang, who was twenty-two years of age,
She was the Party Leader’s fiancée and comrade,
When thirteen heroes went to the execution ground,
She secretly planned to bomb it,
Nevertheless, security guards and secret agents were everywhere,
She was so sorry doing nothing
Eventhough she wanted to drink blood and chew livers of her enemies.
The day after, June 18, 1930
She went to Tho Tang village to bow to her fiancé ‘s parents and give them some last words.
Then, she she went back to the entrance of the village, standing in the middle of the road,
She knelt down, bowed her fiancé, talked to him something like a prayer.
She also said  to her own parents:”I am so sorry. Please, forgive me!”
Then, she put her pistol to her temple!
She thought that it was to fulfil her duties towards her husband and comrades.
What courageous and sacrificed heroes and heroines!
We do not have enough words to praise you.
You were our mirrors for thousand and thousand years.
We always have enemies,
We promise you to fight for our Nation’s Victory.
Your great sacrifices  were carved on steles and framed by gold,
They never felt to oblivion.
Our heroes and heroines!
It was seventy-four years after your executions in Yen Bai,
We light an incense-burner in our mind to mourn all of you!
We promise you to fight for our Nation’s Independence,
Happiness, Freedom and Human Rights,
Eventhough our enemies are so wicked and brutal empires leading by cruel tyrannies.
Our ancestors will support us for this great goal.
King Hung Vuong! Please bless us and our Nation! 

Little Saigon, CA the mourning day of Yen Bai
17-6-2004
Xuân Vũ  TRẦN ÐÌNH NGỌC

 

Ghi lại từ Ba cây trúc

Read Full Post »

Nguyễn Chính Kết

Cờ vàng ba sọc đỏ không phải chỉ là cờ của nền Đệ nhất và Đệ nhị Cộng Hòa, mà đã có từ thời vua Thành Thái từ năm 1890 kéo dài 30 năm cho đến năm 1920 (1*). Đến thời Bảo Đại khi ông Trần Trọng Kim làm thủ tướng, cờ truyền thống nền vàng ba sọc đỏ đã được chính thức công nhận là quốc kỳ bằng sắc lệnh số 3 ngày 2/6/1948, do Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân ký với tư cách thủ tướng chánh phủ lâm thời Quốc Gia Việt Nam lúc ấy (2*).

Cờ Việt nền vàng bắt nguồn từ truyền thống dân tộc Việt có từ thời Hai Bà Trưng, được cải tiến nhiều lần qua thời gian và cuối cùng có hình dạng nền vàng ba sọc đỏ như hiện nay. Để biểu lộ lòng yêu dân tộc và trung thành với truyền thống dân tộc Việt thì cờ của dân tộc Việt Nam phải có nền vàng.

Như vậy, cờ vàng ba sọc đỏ – đã có từ 118 năm trước (tính đến năm  2008) – không phải chỉ là cờ của một chế độ hay một thể chế chính trị nào, mà là quốc kỳ truyền thống của dân tộc Việt Nam. Khi Việt Nam bị chia đôi thành hai miền Nam Bắc, các Chính phủ Miền Nam dưới thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, do trung thành với truyền thống dân tộc, đã dùng lá cờ vàng của dân tộc làm quốc kỳ. Dưới ngọn cờ biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do này, tập thể dân quân miền Nam Việt Nam Cộng Hòa đã chiến đấu để tự vệ, chống lại cộng sản xâm lược từ miền Bắc vốn được Liên Sô và Trung Quốc đắc lực trợ giúp vũ khí và nhân sự.

Việt Sử là một lịch sử tranh đấu hào hùng, dai dẳng và kiên trì cho
nền tự do, độc lập của toàn dân tộc khi bị giặc Hán cai trị hàng ngàn
năm, bị giặc Tây đô hộ gần 100 năm, và hiện nay đang bị giặc nội xâm cộng sản toàn trị suốt mấy chục năm qua. Qua các cuộc tranh đấu cứu nước, cờ của dân tộc, dù thay đổi tùy thời đại, luôn luôn có nền màu vàng. Người Việt hải ngoại và các chiến sĩ tự do đang đấu tranh ở quốc nội coi Cờ Vàng là biểu tượng cho cuộc tranh đấu dành lại tự do, dân chủ và độc lập cho dân tộc Việt Nam. Vì thế, cờ vàng ba sọc đỏ minh nhiên là cờ chung của cả dân tộc Việt Nam và của những người Việt Nam đang theo đuổi lý tưởng tranh đấu cho tự do dân chủ.

Năm 1975, cộng sản miền Bắc đã cưỡng chiếm được Miền Nam bằng bạo lực tàn ác và những thủ đoạn chính trị gian xảo, nước Việt Nam được thống nhất dưới chế độ cộng sản độc tài hà khắc. Đảng cộng sản đã áp đặt người dân hai miền phải dùng lá cờ nền đỏ sao vàng. Nền đỏ là nền cờ của Đảng Cộng Sản Việt Nam cũng như của Đảng Cộng Sản Quốc Tế (với hình búa liềm). Nó hoàn toàn không có tính dân tộc hay tình tự dân tộc. Người Việt gọi là “cờ máu” rất đúng vì cờ này được xây dựng trên máu xương của hàng triệu người dân vô tội đã chết cách hết sức oan uổng. Thật vậy, dưới lá cờ này, người dân Việt Nam đã phải hy sinh quá nhiều xương máu một cách thê thảm, phí phạm và vô ích. Những lá cờ nền đỏ của các nước cộng sản đều có nhiều nét tương tự nhau: cờ Liên Sô có một sao đỏ và hình búa liềm, cờ Trung Cộng có 1 sao lớn 4 sao nhỏ màu vàng. Lá cờ CSVN có một sao lớn màu vàng y hệt như lá cờ của tỉnh Phúc Châu Trung Quốc. Nó chỉ có thể là cờ riêng của một chế độ CSVN, một chế độ độc tài tàn ác, đàn áp bóc lột nhân dân, tước đoạt mọi quyền của con người, kể cả quyền tự do tôn giáo và quyền căn bản nhất là quyền tự vệ trước sự đàn áp bóc lột của chế độ. Đó quả là một chế độ hoàn toàn ngược lại với ý chí và quyền lợi của dân chúng. Vì thế, cờ đỏ sao vàng của CSVN hoàn toàn không phải là cờ của dân tộc, trái lại, nó là lá cờ thù nghịch với dân tộc Việt Nam, thù nghịch với các tôn giáo, các tín đồ tôn giáo.

Không sống nổi dưới chế độ phi nhân này, trên 3 triệu người Việt đã
phải vượt biên vượt biển tìm tự do, mang theo lá cờ vàng ba sọc đỏ
thân yêu bắt nguồn từ truyền thống dân tộc. Kể từ đó, lá cờ này đã trở thành biểu tượng của Tự Do cho toàn thể khối người Việt tự do trên khắp thế giới.

Tóm lại, qua những trình bày trên, ta thấy cờ vàng là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, vì dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa đã chọn màu cờ vàng là cờ của quốc gia dân tộc. Trung thành với truyền thống đó, cờ vàng ba sọc đỏ chính là cờ truyền thống của dân tộc Việt Nam, chứ không phải của riêng một thể chế nào.

Tôi rất lấy làm lạ khi thấy nhiều người từ trong nước ra hải ngoại –
kể cả những tu sĩ, những chức sắc cao cấp nhất, trí thức nhất trong
các tôn giáo – lại tỏ thái độ tránh né lá cờ Tự Do, lá cờ truyền thống
của dân tộc đã tồn tại từ 118 năm nay. Tại sao? Tại sao khi đến với
đồng bào hải ngoại thân thương ruột thịt, họ lại tỏ ra e ngại, tránh
né, thậm chí xúc phạm đến biểu tượng mà người Việt hải ngoại hết sức trân quý, yêu thương, cũng là biểu tượng cho Tự Do Dân Chủ, một nhu cầu tối yếu mà chính người trong nước đang khao khát nhưng chưa có?
Phải chăng họ e sợ khi trở về nước sẽ bị công an trong nước bắt bẻ,
hành tội một cách phi lý? Là người trí thức, có khả năng ăn nói mạnh mẽ và lý luận cao hơn người thường, lẽ nào họ lại không biết cách giải thích phân minh cho công an, cán bộ cộng sản hiểu rằng: lá cờ vàng ba sọc đỏ không chỉ là cờ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa mà còn là cờ truyền thống của dân tộc, của lý tưởng tự do dân chủ của người Việt?
Nếu CSVN đã công nhận người Việt hải ngoại là “khúc ruột ngàn dặm” của họ thì mặc nhiên họ đã công nhận biểu tượng hay lá cờ của “khúc ruột ngàn dặm” ấy rồi!

Các tu sĩ tôn giáo chắc chắn phải biết lá cờ nào là thù nghịch với tôn giáo, với niềm tin tôn giáo của họ. Họ phải biết lá cờ nào đã từng chủ trương tiêu diệt họ, hạn chế tự do tôn giáo của họ, và cờ nào là cờ
đang tranh đấu cho chính họ để họ được tự do hành đạo chứ! Chẳng lẽ họ không phân biệt được cờ nào là bạn, cờ nào là thù?

Biết bao thường dân nhỏ bé, thậm chí là “liễu yếu đào tơ”, tiếng nói
ít sức mạnh và ít ảnh hưởng hơn họ rất nhiều, thế mà vẫn dám đứng
thẳng lưng trước bạo quyền… Gương của những Lê thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Tiến Nam… là những người mới chỉ khoảng 30 tuổi đầu, đã dám đối đáp với bạo quyền với tất cả khí phách của mình, gương đó đang sờ sờ trước mắt họ! Lẽ nào đường đường là những “đấng”, những “ngài”, những “bậc” với tiếng nói “có gang có thép” – lại chấp nhận khom lưng, run sợ bạo quyền tới mức độ không dám hành xử theo lẽ phải, theo lương tâm mình? Lẽ nào lại sẵn sàng làm những điều trái với lương tâm, trái với chủ trương của đạo giáo mình, trái với những lời thề nguyền của mình trước những đấng thiêng liêng (3*) …?

Tôi xin chấm dứt bài này bằng nhận định xác đáng của Gs Nguyễn Ngọc Huy:

“Hiện nay, quốc kỳ nền vàng ba sọc đỏ không còn được chánh thức dùng bên trong nước Việt Nam, nhưng mọi người Việt Nam ở quốc nội đều biết rằng nó là lá cờ tượng trưng cho nền độc lập và tự do của Tổ Quốc, chống lại chế độ cộng sản tàn ác, phi nhân và nô lệ ngoại bang. Bên ngoài Việt Nam, nó cũng được người ngoại quốc xem là biểu tượng của phía người Việt Nam chống lại chế độ cộng sản. Không biểu tượng nào khác có thể thay thế cờ vàng ba sọc đỏ về các mặt này. Vậy, việc tỏ lòng tôn trọng Quốc Kỳ nền vàng ba sọc đỏ và dùng nó một cách rộng rãi ở nơi nào có người quốc gia Việt Nam là một công cuộc đóng góp lớn vào việc giải phóng đất nước khỏi ách độc tài Cộng Sản” (4*).

Washington DC, ngày 21/7/2008
Nguyễn Chính Kết

Chú Thích:

(1*) Tài liệu “Quốc Kỳ Việt Nam: Nguồn Gốc và Lẽ Chính Thống” của KS
Nguyễn Đình Sài viết: “Năm 1890, nhà vua [=Thành Thái] xuống chiếu thay
đổi quốc kỳ chữ Hán [của thời Đồng Khánh] bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền
Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm quốc kỳ”.
(Note: những chữ trong ngặc móc […] là giải thích của người viết).

(2*) Cũng theo tài liệu trên.

(3*) Trong số những kinh do các vị chức sắc Công giáo đặt ra, kinh
“Suy tôn Nữ vương Gia đình” thường được giáo dân đọc trước 1975 có một
lời thề nguyền: “Gia đình con xin nguyền không theo thuyết Cộng Sản vô
thần! ” Lẽ nào những người soạn ra, những người từng khuyến khích mọi
người đọc kinh này lại chóng quên đến thế lời thề nguyền ấy?

(4*) Xem bài “Quốc Kỳ và Quốc Ca Việt Nam của Giáo Sư Nguyễn Ngọc
Huy”.

Read Full Post »

Võ Tấn Phong

 

Trong bộ phim The Edge of Heaven (tiếng Đức Auf der anderen Seite) có một câu chuyện tôi không thể quên. Nhân vật chính Nejat giận cha mình đến độ tưởng không thể nào hàn gắn được. Cho đến khi anh hồi tưởng lại, lúc nhỏ nghe câu chuyện Ibrahim dâng Ishmael làm sinh tế (tương tự câu chuyện trong Cựu ước, Abraham hiến tế con mình là Isaac), Nejat đã kinh hãi và hỏi cha anh, nếu Thượng đế bắt ông phải làm như vậy thì ông sẽ hành xử ra sao. Cha của Nejat trả lời: “Cha sẽ bảo vệ con dù có phải trở thành thành kẻ thù của Thượng đế”.

Câu chuyện đó làm tôi bâng khuâng mãi. Tôi đã lục lọi trong trí nhớ xem cha mẹ tôi có khi nào dám đối đầu với kẻ mạnh để bảo vệ chúng tôi không. Và tôi phiền lòng không ít khi nhớ lại bài thơ của nhà thơ cộng sản Tố Hữu, thương cha mẹ và chính mình không bằng một phần mười tình thương dành cho Stalin. Và gần đây tôi cảm thấy hơi phiền hơn một chút khi một số người có học của Việt Nam[i] cố tình lập lờ hạ thấp công lao một người cha khai quốc của Mỹ – Washington, để tâng bốc “cha già dân tộc Việt Nam” – Hồ Chí Minh.

—–oOo—–

Washington[ii] là vị tướng Tổng Tư lệnh và Tổng thống đầu tiên của Mỹ. Ông lãnh đạo quân Mỹ chiến thắng quân Anh giành lại độc lập. Khi quyền uy lên tột đỉnh, ông đã từ chức Tổng Tư lệnh, trao quyền lại cho Quốc hội. Khi những người lính dưới quyền đề nghị lập ông làm vua, ông đã thẳng thắn từ chối. Ông đã lãnh đạo hội nghị soạn thảo hiến pháp Mỹ, mà một nét son là bảo đảm các quyền bất khả xâm phạm của công dân. Trong nhiệm kỳ Tổng thống, ông đã phải đem quân dẹp một cuộc nổi loạn (The Whiskey Rebellion), nhưng dùng uy tín để quân nổi loạn tự tan, và không xử tử ai cả. Sau nhiệm kỳ thứ hai, vị Tổng thống đầu tiên đã từ chức trở về đời sống thường dân. Lúc mất, ông đã giải phóng hết số nô lệ của mình. Thời còn sống ông đã là một huyền thoại. Và càng ngày ông càng vĩ đại trong mắt dân Mỹ và cả thế giới. Dân chúng Mỹ quý trọng Washington vì ông đã để lại nhiều tiền lệ quý giá cho đất nước, như khi từ chức Tổng Tư lệnh: đặt quân đội dưới chính quyền và ngăn ngừa nạn đảo chính; không ham quyền lực khi từ chối làm vua, và từ chức sau hai nhiệm kỳ Tổng thống: ngăn ngừa sự tham quyền cố vị; lúc dẹp loạn ông không trừng phạt tàn khốc những kẻ nổi loạn: tạo ra một chính quyền nhân từ; hành động dẹp loạn cũng tập cho dân Mỹ biết kiên nhẫn, biết dùng lá phiếu thay vì bạo lực để thay đổi chính quyền hay thay đổi những chính sách ngược lại quyền lợi của mình; lúc làm Tổng thống ông tuân thủ hiến pháp và không lạm quyền: tạo ra một chính quyền biết thượng tôn pháp luật. Ông có đáng làm người cha khai quốc của Mỹ không?

—–oOo—–

Để xét công tội Hồ Chí Minh (cũng như bất kỳ nhà chính trị nào), hãy đặt ba câu hỏi quan trọng: Tư tưởng của ông Hồ thế nào? Hành động của ông Hồ có lợi hại gì cho nước nhà? Gia tài của ông Hồ để lại là gì?

Hồ Chí Minh ở Pháp sống trong giới cùng khổ. Điều đó giúp ông gần gũi và thông cảm với dân nghèo, nhưng cùng lúc làm ông căm ghét tầng lớp trung thượng lưu và không tiếp cận được với những tư tưởng tự do dân chủ khác. Điều tự nhiên là Hồ Chí Minh đi theo chủ nghĩa cộng sản mà không suy xét kỹ càng. Ngay cả quyết định bầu cho Quốc tế Cộng sản III cũng đầy cảm tính: chỉ vì Lenin có đề cập đến các dân tộc thuộc địa. Một người sáng suốt sẽ so sánh chủ nghĩa Marx với các chủ thuyết khác để xem lợi hại, hoặc sẽ so sánh lời lẽ cao cả của Lenin về thuộc địa với cách nhà nước Liên Xô của Lenin đã đàn áp vô cùng tàn bạo các nước cộng hòa trong liên bang. Sống một thời gian dài ở Liên Xô và chứng kiến cuộc thanh trừng khủng khiếp của Stalin, Hồ Chí Minh vẫn không tỉnh ngộ và vẫn kiên quyết đi theo con đường của Stalin. Những cuốn sách Hồ Chí Minh tự viết để đề cao mình cho thấy ông Hồ là một người quá khích: mọi thành quả tốt đẹp của các nước tư bản đều là giả tạo và do bóc lột, còn những khổ cực của dân chúng Liên Xô đều chỉ là tạm thời. Nhiều người bênh vực Hồ Chí Minh rằng vào thời điểm đó, con đường chủ nghĩa cộng sản là con đường duy nhất đúng. Lập luận này là ngụy biện vì Gandhi và bao nhiêu lãnh tụ Á – Phi khác không chọn con đường cộng sản cho dân tộc của họ sau khi độc lập. Hơn nữa, lãnh tụ có tầm nhìn xa thì không thể đổ thừa cho hoàn cảnh lúc này lúc nọ. Hồ Chí Minh thiếu sáng suốt, thiếu tầm nhìn, và đã chọn sai đường từ lúc đầu.

Những cuộc chiến gây mất mát khủng khiếp thường được dùng để kết tội ông Hồ. Điều đó đúng một phần nhưng không phải là tất cả. Có những cuộc chiến không thể tránh khỏi, và dù phải hy sinh bao nhiêu cũng phải quyết đánh. Người Việt Nam đa số đều tin tưởng vào chính nghĩa của các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, quân Minh dù mất mát lớn lao. Đa số mọi người dân Anh – Mỹ đều đồng ý là những hy sinh to lớn để đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến II là cần thiết. Như thế, để xét hành động của Hồ Chí Minh có lợi hại gì cho nước nhà, ta nên xét xem những hy sinh to lớn của dân chúng có đáng hay không, nói cách khác, chế độ do ông Hồ và Đảng Cộng sản do ông đồng sáng lập có tốt hơn những chế độ mà ông quyết lật đổ hay không?

Rõ ràng là không.

Trong chế độ thực dân Pháp, tự do ngôn luận dù không hoàn hảo, vẫn có. Trong chế độ thuộc địa trước 1945, người dân bị bóc lột thì có các nhà báo, nhà văn và những người có công tâm dám lên tiếng cho họ. Những trí thức có uy tín dám lên tiếng chê bai nhà chức trách mà không bị tù đày. Nhiều người chống đối chế độ sau khi tù đày vẫn có thể trở về sống và tiếp tục chống đối thực dân Pháp. Những cuộc tàn sát vào số trăm hay ngàn người nổi dậy là đã bị báo chí đưa tin và lên án. Dù thực dân Pháp cố hạn chế, những phong trào chấn dân khí và khai dân trí vẫn được cổ võ mà không bị chính quyền chơi trò côn đồ, mà bằng các phiên tòa công khai. Ngược lại, ngay khi chiếm được miền Bắc, chế độ Hồ Chí Minh giết chết, bỏ tù và khủng bố không cần xét xử những ai dám chống đối. Trí thức thì có vụ Nhân văn – Giai phẩm là nổi bật nhất, hay nhà Phật học Thiều Chửu bị khủng bố đến tự sát. Ngay sau khi chiếm trọn miền Bắc, Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản đã thực hành Cải cách Ruộng đất và giết chết hàng chục ngàn, nếu không nói là cả trăm ngàn người vô tội[iii]. Theo tiêu chuẩn quốc tế, Pinochet bị truy tố vì chính quyền của ông ta giết khoảng 3200 người[iv], và Chun Doo-hwan bị kết án tử hình vì chính quyền của ông ta tàn sát khoảng 191 đến dưới 2000 người (theo nhiều ước lượng khác nhau) trong cuộc nổi dậy ở Kwangju[v]. Theo tiêu chuẩn Việt Nam, Đại Việt sử ký toàn thư phê phán Lê Lợi: “Song đa nghi, hiếu sát, đó là chỗ kém”[vi]. Lê Lợi giết chết một số quan lại bị nghi ngờ không trung thành và gia đình họ, con số có lẽ vào ngàn người, đã bị sử quan phê phán là hiếu sát. Vào thời đại văn minh này, Hồ Chí Minh và chính quyền của ông ta trong thời bình đã giết chết hàng chục ngàn hay trăm ngàn người không hề chống đối chính quyền, có phải là hiếu sát bậc nhất trong lịch sử Việt Nam và của thế giới hay không? Vậy là, chế độ thực dân Pháp, vốn coi dân Việt ngu dốt và chỉ có một mục đích là bóc lột và dạy dỗ dân bản xứ, vẫn có công khai hóa và nhân đạo hơn với dân chúng thuộc địa, tốt hơn nhiều chế độ Hồ Chí Minh.

Chế độ miền Nam, dù là một chế độ còn nhiều vấn đề, vẫn tự do dân chủ hơn nhiều lần chế độ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam sau năm 1975. Đơn cử chuyện báo chí: Có bao nhiêu tờ báo trước năm 1975 chống đối chính quyền Ngô Đình Diệm hay Nguyễn Văn Thiệu, và có bao nhiêu tờ báo sau năm 1975 chống đối chính quyền Lê Duẩn hay Đỗ Mười? Hàng triệu người Việt cả hai miền Nam Bắc liều chết bỏ nước ra đi là bằng chứng tố cáo chế độ xã hội chủ nghĩa hùng hồn nhất.

Vì vậy cái chính quyền Việt Nam thối nát hiện nay không phải vì đã “đi sai con đường Bác Hồ đã chọn”, mà vì đã đi rất đúng con đường của Hồ Chí Minh vạch ra. Tội nặng nhất của Hồ Chí Minh là đã thiết lập chính quyền độc tài toàn trị tàn bạo mà không biết đến bao giờ dân Việt Nam mới vất bỏ được. Chỉ nêu ra sau đây một vài hậu quả nặng nề của cái chế độ toàn trị đó.

Nhà nước cộng sản phá tan mọi giềng mối đạo đức của dân tộc và áp đặt cái đạo đức cộng sản lên dân chúng. Hôm nay khi đạo đức cộng sản bị phá sản và hiện nguyên hình là một mớ đồ giả, xã hội chẳng còn chỗ dựa, và vô số hành động suy đồi đạo đức nhâng nhâng công khai trong mọi tầng lớp xã hội.

Nhà nước coi dân chúng như một thứ công cụ. Khi cần dân phục vụ chiến tranh thì mỵ dân: ca ngợi dân chúng anh hùng bất khuất. Khi cần củng cố độc đảng thì hạ thấp dân: dân chúng chưa đủ trí tuệ để thực hiện đa đảng.

Nhà nước hoàn toàn đi ngược lại với quyền lợi dân chúng. Ngay dưới thời Hồ Chí Minh, văn nghệ sĩ mong tự do sáng tác thì bị đàn áp thô bạo, dân chúng thèm yên bình sau chiến chinh thì bị nạn Cải cách Ruộng đất và bị kéo vào cuộc chiến xâm lược miền Nam. Tiền thuế dân bị đem nuôi một bộ máy quân đội công an khổng lồ chỉ để trấn lột dân, đàn áp dân, chứ không phải để bảo vệ dân.

Nhà nước không tự lực, không dựa vào chính mình, chỉ biết quốc sách ăn xin. Lúc còn khối xã hội chủ nghĩa thì xin viện trợ từ Trung Quốc, Liên Xô, Đông Đức, Ba Lan…; ngày nay xin xỏ Mỹ, Nhật viện trợ xây đường sá, xe điện cao tốc…; một đất nước trải qua bao chinh chiến vẫn không có một nhà máy sản xuất súng đạn, xe tăng, hay đại bác, mà chỉ biết xin viện trợ.

Nhà nước không pháp luật, hành xử tùy tiện, trí trá. Ví dụ thì vô số, có thể kể những phiên tòa nhân dân của cuộc Cải cách Ruộng đất, hoặc những hành xử côn đồ với tôn giáo và những người bất đồng chính kiến hôm nay. Sự trí trá này bắt nguồn chính từ Hồ Chí Minh. Khi cần thiết thì Hồ Chí Minh chối bỏ bản chất cộng sản của mình để thoát thân, hay để xin Mỹ giúp đỡ. Vì biết phần lớn dân chúng không ưa cộng sản nên buổi ban đầu Hồ Chí Minh chỉ giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, thành lập Việt Minh, để lôi kéo mọi tầng lớp yêu nước. Nếu Hồ Chí Minh lật bài ngửa từ đầu, tuyên bố sau khi độc lập sẽ làm cuộc Cải cách Ruộng đất và chỉ có Đảng Cộng sản nắm hết mọi quyền lực, thử hỏi có bao nhiêu người theo?

Nhà nước không có tầm nhìn lâu dài. Sự nô lệ tinh thần đã nảy nở ngay vào buổi bình minh của chế độ Hồ Chí Minh[vii]; Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản ảo tưởng về thân tình quốc tế cộng sản, không nhìn thấy dã tâm của Trung Quốc. Về giáo dục chỉ biết đào tạo nô tài. Ngày nay Đảng của ông Hồ cho thấy rất nhiều dấu hiệu là những kẻ bán nước-bán đất-bán biển-bán rừng-bán dân.

Nhà nước chỉ hám danh vô thực. Quân đội cộng sản Việt Nam mượn móng vuốt của Liên Xô, Trung Quốc để đánh Pháp, Mỹ mà cứ khoe tài giỏi. Đến hôm nay Trung Quốc trở mặt, Liên Xô sụp đổ vẫn chưa tỉnh ngộ. Chỉ biết phí tiền dân vào những kế hoạch ngu ngốc: đào tạo 20 ngàn tiến sĩ, làm đường xe lửa siêu tốc…

Nhà nước nghiền nát nhân phẩm con người, thích nịnh bợ và triệt tiêu mọi phê phán. Ngay thời Hồ Chí Minh, càng nịnh bợ đê hèn càng được tưởng thưởng. Những ai phê phán dù với mục đích xây dựng cho chế độ tốt hơn đều bị trừng trị. Nịnh thần đầy dẫy không phải là điềm báo hiệu suy vong? Cho đến hôm nay trí thức không lập thân bằng trí tuệ mà bằng đầu gối[viii]. Những Nguyễn Tuân, Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ dưới chế độ tiền cộng sản đều ngang tàng không sợ ai, khi sống trong chế độ cộng sản cũng biết xu nịnh. Những người thất trận và những người chống đối không được bảo toàn nhân phẩm mà phải chịu khủng bố, tù tội, đói khát, hành hạ đến không còn ra con người mới thôi.

Nhà nước chỉ biết đổ thừa, không bao giờ chịu trách nhiệm. Hồ Chí Minh là người phát động cuộc Cải cách Ruộng đất bằng bài viết tố cáo tội ác bà Nguyễn Thị Năm[ix], đến khi dân chúng nổi giận, Hồ Chí Minh đã đổ thừa và cách chức Trường Chinh, cho Võ Nguyên Giáp xin lỗi dân, tạo dựng huyền thoại Bác Hồ nhỏ nước mắt thương bà Nguyễn Thị Năm. Sử liệu chính thống thường hay biện hộ: chiến thắng Điện Biên Phủ là vì Võ Đại tướng không nghe lời khuyên của cố vấn Trung Quốc, còn sai lầm Cải cách Ruộng đất là vì Bác Hồ và Đảng bị sức ép của Mao Trạch Đông. Đúng là: Mất mùa là bởi thiên tai, Được mùa là bởi thiên tài Đảng ta[x].

—–oOo—–

Bằng ấy tội ác, Hồ Chí Minh có xứng là cha già dân tộc không? Khi có đầy đủ chứng cớ Hồ Chí Minh là bạo chúa tàn ác nhất trong lịch sử nước nhà và để lại nhiều di hại lâu dài cho đất nước, không phải bỗng nhiên nhiều người lại rỗi hơi đi phê phán một nhà lãnh đạo Việt Nam. Khi Hồ Chí Minh “bại nhân nghĩa nát cả đất trời”, thì tố cáo tội ác của Hồ Chí Minh, để lấy lại công đạo cho hàng triệu nạn nhân và làm bài học (quá đắt giá) cho hậu thế, là nhiệm vụ của kẻ thức giả có công tâm. Không phải Mạnh Tử đã từng coi kẻ làm hại nhân nghĩa chỉ là giặc đó ư?[xi]

© 2010 Võ Tấn Phong

© 2010 talawas


[i] Ngô Tự Lập, Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh hay là luận về vĩ nhân

http://www.viet-studies.info/NgoTuLap_NguyenTraiVaHoChiMinh.htm

Hà Văn Thịnh, Mấy suy ngẫm về Hồ Chí Minh

http://danluan.org/node/5091

[ii] Tiểu sử Washington trên wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/George_Washington

[iii] Xem wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/Land_reform_in_Vietnam

[iv] Xem wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/Chile_under_Pinochet

[v] Xem wikipedia:

http://en.wikipedia.org/wiki/Gwangju_massacre

[vi] Đại Việt sử ký toàn thư, bản điện tử:

http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/dvsktt/dvsktt15a.html

[vii] Nguyễn Hoàng Văn, Thực dân, nô lệ, ăn mày

http://www.talawas.org/?p=21228

http://www.talawas.org/?p=21230

[viii] Nguyễn Tôn Hiệt, Ông nghè Ngô Tự Lập không thiệt thà chút nào [đối thoại]

http://www.tienve.org/home/activities/viewThaoLuan.do?action=viewArtwork&artworkId=10688

[ix] Nguyễn Quang Duy, Vai trò của Hồ Chí Minh trong Cải cách Ruộng đất

http://www.talawas.org/talaDB/suche.php?res=9078&rb=

[x] Ca dao dưới chế độ cộng sản Việt Nam

[xi] Mạnh Tử, Lương Huệ Vương hạ: “Kẻ làm hại đức nhân, gọi là tặc; kẻ làm hại đức nghĩa gọi là tàn. Kẻ tàn, kẻ tặc chẳng qua là người thường mà thôi. Tôi từng nghe vua Võ Vương giết một người thường là Trụ, chớ tôi chưa hề nghe giết vua.”

 

Ghi lại từ Talawas.org

Read Full Post »

 

Noi gương anh hùng dân tộc, ngày 17-06-1930 đảng trưởng VNQDĐ và 12 nhà cách mạng VNQDĐ đã hiên ngang bước lên máy chém thực dân Pháp để đền nợ nước… trước phút rơi đầu họ đều hô to “Việt Nam Muôn Năm”, còn nhà cách mạng Phó Đức Chính đòi nằm ngữa nhìn lưỡi đao phủ rơi xuống. Người cuối cùng Nguyễn Thái Học nhìn đồng bào lần cuối trước khi dõng dạc hô to “Việt Nam muôn năm”….

 

Lược Sử và Ý Nghĩa Ngày Tưởng Niệm Liệt Sĩ Yên Bái 17-6

 

I- BỐI CẢNH LỊCH SỬ.

Vào thập niên 1920, thực dân Pháp càng ngày càng đè nặng ách thống trị tàn bạo lên đầu lên cổ người dân Việt  từ Bắc chí Nam. Chúng đàn áp dã man, bóc lột tới tận xương tủy, nào sưu cao thuế nặng, nào bắt bớ giam cầm, tù đầy, tra tấn, thủ tiêu những người yêu nước. Các phong trào nổi dậy chống Pháp trước đó bị đàn áp dữ dội. Phong trào Đông du của cụ Phan bội Châu cũng bị dẹp tan. Khắp nơi đâu đâu cũng nghe tiếng oán hờn, nỗi uất hận cao ngút thấu trời xanh.

Trước hoàn cảnh cực kỳ đau thương của dân tộc, máu căm hờn sôi sục khắp nơi, những người trẻ Việt nam không thể cúi đầu khuất phục. Nhà cách mạng Nguyễn Thái Học, một sinh viên trường Cao Đẳng Thương mại Hà Nội, lúc ấy mới 24 tuổi, đã cùng các thanh niên Việt nam yêu nước khác như: Nhượng Tống, Phạm tuấn Tài, Phạm tuấn Lâm, Hồ văn Mịch, Phó Đức Chính, Nguyễn ngọc Sơn, Lê văn Phúc vân vân… đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa, bí mật thành lập một Đảng đấu tranh cách mạng vào ngày 25.12.1927, lấy tên là VIỆT NAM QUỐC DÂN ĐẢNG để chống Pháp, quyết đánh đuổi thực dân giành độc lập, tự do cho dân tộc. Cụ Phan bội Châu được cử làm Chủ tịch Danh dự, Nguyễn Thái Học được bầu làm Chủ tịch Tổng Bộ tức Đảng Trưởng.

Ngày 09 tháng 02 năm 1929, nhằm chiều 30 Tết Mậu thìn, tên Giám Đốc mộ phu trùm thực dân Pháp tại Hà Nội là Bazin bị các đảng viên VNQDĐ Nguyễn văn Viên, Nguyễn đức Lung, Nguyễn văn Lân ám sát gây chấn động khắp Đông Dương. Mật thám Pháp lại càng gia tăng khủng bố, trả thù tàn bạo.

 

2- CUỘC KHỞI NGHĨA YÊN BÁI.

Trước cảnh khổ cực trăm bề của người dân, VNQDĐ quyết định Tổng Khởi Nghĩa vào ngày 10.02.1930. Quân cách mạng đã đồng loạt tấn công vào các cứ điểm quân sự của Pháp: tấn công Yên Bái, Lâm Thao, Hưng Hoá, ném bom trên cầu Long Biên Hà nội, đánh Đáp Cầu, Phả Lại, tấn công đồn binh Pháp tại Kiến An, đánh Phủ Dực, Vĩnh Bảo, Thái Bình, xử tử cháu tên đại Việt gian Hoàng cao Khải là Tri Huyện Vĩnh Bảo Hoàng gia Mô, giết chết nhiều sĩ quan và binh lính địch, chiếm nhiều căn cứ của thực dân. Do sự phản công mãnh liệt của quân Pháp, quân khởi nghĩa cuối cùng bị đẩy lui. Nhiều chiến sĩ cách mạng bị bắt vào ngày 20.2.1930 trong đó có nhà cách mạng Nguyễn thái Học. Cuộc khởi nghĩa tuy thất bại nhưng cũng tạo tiếng vang khắp nơi và làm rúng động cả chính quốc Pháp.

 

3- CUỘC HÀNH QUYẾT 13 LIỆT SĨ VNQDĐ TẠI YÊN BÁI NGÀY 17.6.1930

Nhằm tiêu diệt mầm mống cách mạng, đồng thời khủng bố tinh thần những người yêu nước khác, thực dân Pháp đã xử chém 13 đảng viên VNQDĐ tại Yên Bái ngày 17.6.1930 trong đó có anh hùng Nguyễn Thái Học. Sau đây là một đoạn tường thuật cuộc xử chém của tác giả Hoàng văn Đào trong tác phẩm Từ Yên Bái tới ngục thất Hoả Lò: Yên Bái, một vị trí lịch sử lần thứ hai lại chứng kiến các đảng viên VNQDĐ đền nợ nước. Trong chuyến xe lửa bí mật, riêng biệt khởi hành từ Hà Nội lên Yên Bái,các tử tù cứ hai người còng làm một, trò chuyện ở toa hạng tư trên một lộ trình dài 4 tiếng đồng hồ. Cùng đi với các tội nhân còn có thanh tra sở mật thám Pháp, hai cố đạo người Âu là Linh mục Mechet và Dronet. Máy chém di chuyển theo cùng chuyến xe. Đao phủ thủ phụ trách buổi hành quyết là Cai Công. Cuộc hành quyết khởi sự vào lúc 5 giờ kém 5 phút sáng ngày 17.6.1930 trên một bãi cỏ rộng với sự canh phòng cẩn mật của 400 lính bản xứ. Xác chết 13 người chôn chung dưới chân đồi cao, bên cạnh đồi là đền thờ Tuần Quán, cách ga xe lửa độ một cây số.

Danh tánh của 13 Liệt sĩ đã lần lượt lên máy chém: Bùi tử Toàn, Bùi văn Chuẩn, Nguyễn An, Hồ văn Lạo, Đào văn Nhít, Nguyễn văn Du, Nguyễn đức Thịnh, Nguyễn văn Tiềm, Đỗ văn Tứ, Bùi văn Cửu, Nguyễn như Liên, Phó đức Chính và cuối cùng là Nguyễn thái Học. Tãt cả các Liệt sĩ lên đoạn đầu đài đều hô to: Việt Nam muôn năm. Người Nữ Anh hùng Nguyễn thị Giang, một đảng viên VNQDĐ tuẫn tiết theo Đảng Trưởng.

Ngoài ra, kể từ ngày khởi nghĩa Yên Bái thất bại, trên 30 đảng viên VNQDĐ đã bị thực dân Pháp xử chém và hàng ngàn đảng viên khác bị xử án từ chung thân đến lưu đầy biệt xứ.

 

4- TIẾP NỐI TINH THẦN LIỆT SĨ YÊN BÁI.

Xử chém được 13 chiến sĩ cách mạng tại Yên Bái, thực dân Pháp tưởng đã đàn áp được tinh thần yêu nước của toàn dân ta. Trái lại, noi gương hy sinh dũng cảm của các bậc tiền nhân, của 13 vị liệt sĩ Yên Bái, toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Pháp giành độc lập, chống độc tài phong kiến và hiện nay, chống lại ách cai trị tàn bạo của tập đoàn cộng sản Hà Nội.

Trải qua hơn nửa Thế kỷ, tiếp nối tinh thần hy sinh anh dũng của các Liệt sĩ Yên Bái, VNQDĐ vẫn cùng toàn dân đấu tranh không ngừng nghỉ, khi thì đẫm máu quyết liệt, khi thì đau thương thê thảm, hàng hàng lớp lớp vẫn đứng lên, người này ngã gục, kẻ khác đứng dậy, hàng ngàn hàng vạn đồng bào và chiến sĩ đã bị thù trong giặc ngoài tàn sát, cầm tù nhưng không lúc nào ngưng chiến đấu, trong nửa thế kỷ quyết chiến với kẻ thù, từng giờ từng phút quyết dành lấy những gì qúi nhất của con người: Độc lập và Tự do.

Hiện nay mục tiêu đấu tranh của chúng ta vẫn chưa đạt. Vì tự do, quốc dân ta đã phải trả bằng máu, và máu vẫn đổ liên tục trên 70 năm qua nhưng cho đến nay cả nước ta vẫn chỉ là một nhà tù vĩ đại với những cai tù và đao phủ tàn bạo nhất của nhân loại. Toàn thể dân tộc và các đảng viên VNQDĐ cùng tất cả các lực lượng dân tộc yêu nước khác quyết đứng lên nhận lãnh trách nhiệm, tiếp nối truyền thống yêu nước, anh hùng của cha ông, quyết dương cao ngọn cờ Cách mạng giải phóng Dân tộc để:

– Đập tan chế độ độc tài vong bản của tập đoàn cộng sản Hà nội mà từ bản chất đã tàn bạo như sói lang.

– Giành lại độc lập cho Dân tộc và chủ quyền trọn vẹn cho Tổ quốc.

– Giành lại Nhân quyền, Dân quyền, Tài quyền cho toàn thể Quốc dân, mang ấm no hạnh phúc cho mọi giới đồng bào.

– Xây dựng một chế độ Dân chủ Tự do trong cương thường Dân tộc và Đạo đức Đông phương.

– Dựng lại hội sống Dân tộc chan hoà ánh sáng tin yêu, xoá tan bóng tối oán hờn, để từ thành thị tới thôn quê, khắp hang cùng ngõ hẻm, đâu đâu cũng rộn rã tiếng reo cười.
 

Việt Nam Quốc Dân Đảng / Đảng Bộ Châu Âu

Ghi lại từ VietQuoc.org

 

 

13 liệt sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng đã lần lượt lên máy chém tại Yên Bái ngày 17-06-1930:

Bùi tử Toàn,

Bùi văn Chuẩn,

Nguyễn An,

Hồ văn Lạo,

Đào văn Nhít,

Nguyễn văn Du,

Nguyễn đức Thịnh,

Nguyễn văn Tiềm,

Đỗ văn Tứ,

Bùi văn Cửu,

Nguyễn như Liên,

 Phó đức Chính (1907 – 17.6.1930)

 

Nguyễn thái Học (1.12.1902 – 17.6.1930) 

 

 

Xem thêm bài viết cùng chủ đề:

Kỷ niệm cuộc khởi nghĩa Yên Bái 10.2.1930
Gương anh hùng Yên Bái

Read Full Post »

Hình ảnh những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Video do Lê Ngọc Túy Hương ( http://vnch-lnth.blogspot.com/ ) thực hiện. 
 

.

.

.

Read Full Post »

 

Quân Kỳ Việt Nam Cộng Hòa

 

LỊCH SỬ NGÀY QUÂN LỰC VNCH (19.6)

 

1.- TÌNH HÌNH SAU CUỘC ĐẢO CHÁNH NGÀY 1-11-1963

Sau khi đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm ngày 1-11-1963, các tướng lãnh trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng (HĐQNCM) do trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch và lên nắm chính quyền. Hội Đồng QNCM cử Nguyễn Ngọc Thơ lập chính phủ lâm thời.

Chính phủ nầy chỉ tồn tại trong ba tháng và bị trung tướng Nguyễn Khánh chỉnh lý ngày 30-1-1964. Trung tướng Khánh vẫn giữ trung tướng Dương Văn Minh làm quốc trưởng và Nguyễn Khánh tự đứng ra lập chính phủ ngày 8-2-1964.

Tại Vũng Tàu, ngày 16-8-1964 trung tướng Nguyễn Khánh họp Hội đồng tướng lãnh, mà từ nay được gọi là Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng (chứ không phải là Quân Nhân Cách Mạng). Đồng thời trong cuộc họp nầy, Hội đồng QĐCM thông qua một hiến chương mới, về sau thường được gọi là Hiến chương Vũng Tàu, và bầu trung tướng Nguyễn Khánh lên làm chủ tịch VNCH, trung tướng Dương Văn Minh làm cố vấn.

Hiến chương Vũng Tàu ngày 16-8-1964 gồm “Lời nói đầu”, 8 thiên, 62 điều, bị chống đối từ nhiều phía, nhất là trong giới tín đồ Phật giáo và sinh viên học sinh. Nhiều cuộc biểu tình xảy ra tại các tỉnh trên toàn quốc, nhất là tại các thành phố phía bắc miền Trung như Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi…

Tại Sài Gòn, hàng ngàn người biểu tình trước chợ Bến Thành ngày 25-8-1964, kéo đến phủ chủ tịch (dinh Gia Long), đả đảo độc tài, đả đảo Hiến chương Vũng Tàu. Đoàn biểu tình càng lúc càng đông và không chịu giải tán. Cuối cùng trung tướng Nguyễn Khánh xuất hiện, cũng hô to khẩu hiệu: “Đả đảo độc tài quân phiệt”, tuyên bố hủy bỏ Hiến chương Vũng Tàu và từ chức.

Chiều 25-8, HĐQĐCM họp gấp tại bộ Tổng tham mưu. Cuộc họp kéo dài trong nhiều ngày. Ngày 26-8, HĐQĐCM ra tuyên cáo gồm các điểm: thu hồi hiến chương ngày 16-8-1964; sẽ bầu nguyên thủ quốc gia và sẽ ủy cho nguyên thủ quốc gia thực hiện cơ cấu dân chủ; các tướng lãnh sẽ trở về với quân đội; ủy cho chính phủ hiện thời tạm điều hành việc nước. Như thế là Hiến chương Vũng Tàu chính thức bị bãi bỏ ngày 16-8-1964, nhưng hậu chấn vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến tình hình.

Ngày 27-8-1964, HĐQĐCM quyết định thành lập Ban Lãnh đạo Lâm thời Quốc gia (LĐLTQG) gồm tam đầu chế là các trung tướng Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm, trong đó Dương Văn Minh làm quốc trưởng, Nguyễn Khánh làm thủ tướng, Trần Thiện Khiêm đứng đầu quân đội. Hội đồng QĐCM cử chính phủ Nguyễn Khánh tiếp tục nhiệm vụ, nhưng phải triệu tập Quốc dân Đại hội trong vòng hai tháng.

Ngày 6-9, HĐQĐCM thông báo thành lập Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) để cố vấn cho Ban LĐLTQG. Ngày 7-9, HĐQĐCM bầu trung tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch Ban LĐLTQG. Tình hình chính trị vẫn không ngừng xáo trộn, cao điểm là binh biến ngày 13-9-1964 do trung tướng Dương Văn Đức và thiếu tướng Lâm Văn Phát lãnh đạo. Cuộc binh biến không được HĐQĐCM ủng hộ. Ngày 15-9-1964, trung tướng Dương Văn Đức rút quân và tuyên bố không phải là đảo chánh, mà chỉ có cuộc biểu dương lực lượng để cứu vãn uy tín chính phủ và quân đội.

Tình hình tạm thời lắng dịu. Ngày 26-9-1964, Thượng Hội đồng Quốc gia (THĐQG) làm lễ trình diện tại Hội trường Diên Hồng (đường Công Lý, Bến Chương Dương). Hôm sau, THĐQG bầu ông Phan Khắc Sửu làm chủ tịch THĐ. Do áp lực từ nhiều phía, ngày 19-10-1964, ban LĐLTQG đưa ra tuyên bố rằng THĐQG có quyền và có bổn phận thực hiện các cơ cấu quốc gia, chọn quốc trưởng và lập chính phủ trước ngày 27-10-1964.

Thượng HĐQG công bố Hiến chương Lâm thời ngày 20-10-1964, gồm 10 thiên, 49 điều, theo đó Việt Nam là một nước Cộng hòa, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân. Quyền lập pháp thuộc về Quốc dân Đại hội (QDĐH), do dân bầu. Quốc dân đại hội có quyền tuyển chọn quốc trưởng. Quốc trưởng đứng đầu ngành hành pháp, chỉ định thủ tướng với sự chấp thuận của QDĐH. Quyền tư pháp thuộc về Hội đồng thẩm phán tối cao. Thượng Hội đồng sử dụng quyền của QDĐH cho đến khi QDĐH được thành lập. Lúc đó, THĐ sẽ là thượng viện.

Thượng HĐQG bầu chủ tịch THĐQG là Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng VNCH ngày 24-10-1964 và hôm sau 25-10, bầu Nguyễn Xuân Chữ làm quyền chủ tịch THĐQG, thay Phan Khắc Sửu. Ban LĐLTQG liền chính thức chuyển giao quyền hành cho tân quốc trưởng Phan Khắc Sửu ngày 26-10-1964, đồng thời thủ tướng Nguyễn Khánh đệ đơn từ chức.

Ngày 31-10-1964, quốc trưởng Phan Khắc Sửu ban hành sắc lệnh SL.005/QT/SL, bổ nhiệm ông Trần Văn Hương lập nội các. Trần Văn Hương thành lập chính phủ hoàn toàn dân sự ngày 4-11-1964. Tuy đã có Hiến chương Lâm thời (20-10-1964) và chính phủ dân sự, Hội Đồng Quân Đội Cách Mạng được xem như chấm dứt hoạt động, nhưng quyền lực thật sự ngấm ngầm vẫn nằm trong tay các tướng lãnh.

Ngày 24-11-1964, trung tướng Dương Văn Minh được thăng đại tướng. Một ngày sau, trung tướng Nguyễn Khánh cũng vinh thăng đại tướng. Lúc đó, các tướng mới lên chức khác liên kết thành một thế lực quan trọng thường được gọi là các tướng trẻ (báo chí Mỹ gọi là Young Turks). Ngày 18-12-1964, các tướng trẻ áp lực đại tướng Nguyễn Khánh lập Hội đồng Quân lực (HĐQL) để biểu quyết các vấn đề quan trọng, kể cả việc thăng thưởng trong quân đội. Tổng tư lệnh quân đội không còn được toàn quyền. Trong khi đó, đại tướng Nguyễn Khánh cũng muốn lập HĐQL để làm hậu thuẫn cho mình.

Ngày 20-12-1964, HĐQL tuyên bố giải tán THĐQG vì đã gây chia rẽ, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu, tín nhiệm thủ tướng Trần Văn Hương. Tuy nhiên, chính phủ Trần Văn Hương lại bị phản đối, phải cải tổ ngày 18-1-1965, trong đó có 4 tướng lãnh tham gia. Dầu vậy, tình hình vẫn bất ổn. Ngày 27-1-1965, HĐQL quyết định giải tán luôn chính phủ Trần Văn Hương, ủy nhiệm đại tướng Nguyễn Khánh giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị, triệu tập ngay Hội đồng Quân dân, lưu nhiệm quốc trưởng Phan Khắc Sửu.

Sau một thời gian thăm dò, ngày 16-2-1965, đại tướng Nguyễn Khánh, thừa ủy nhiệm HĐQL, bổ nhiệm Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng và Phan Huy Quát làm thủ tướng. Ba ngày sau khi chính phủ Phan Huy Quát được thành lập, đại tá Phạm Ngọc Thảo và thiếu tướng Lâm Văn Phát cầm đầu cuộc đảo chánh ngày 19-2-1965. Binh biến bị thất bại chẳng những vì không được các tướng trẻ ủng hộ, mà còn bị phía Phật giáo và sinh viên học sinh phản đối. Phạm Ngọc Thảo bỏ trốn.

Sau khi tạm ổn định tình hình, ngày 20-2-1965, HĐQL quyết định thay thế đại tướng Nguyễn Khánh, và cử trung tướng Trần Văn Minh, tham mưu trưởng Liên quân, lên làm tổng tư lệnh quân lực VNCH. Trong khi đại tướng Dương Văn Minh được đưa đi làm đại sứ Thái Lan từ tháng 12-1964, thì nay đại tướng Nguyễn Khánh được bổ nhiệm đại sứ lưu động và rời Việt Nam ngày 25-2-1965.

Những bất ổn chính trị từ khi chính phủ Ngô Đình Diệm bị sụp đổ cho đến nay đưa đến những hậu quả rất bất lợi cho VNCH. Tuy quân đội Hoa Kỳ gia tăng oanh tạc Bắc Việt, Bắc Việt vẫn tiếp tục xua quân xâm nhập miền Nam, đe dọa VNCH.

2.- NGÀY QUÂN LỰC (19-6)

Ngày 25-5-1965, thủ tướng Phan Huy Quát cải tổ chính phủ, bổ nhiệm một số tổng trưởng mới. Quốc trưởng Phan Khắc Sửu không đồng ý. Vì sự bất đồng giữa thủ tướng và quốc trưởng, xảy ra khủng hoảng nội các. Cuộc khủng hoảng trầm trọng thêm khi tổng hội sinh viên, một số đoàn thể chính trị và các đoàn thể giáo dân Ky-Tô giáo lần lượt yết kiến quốc trưởng Phan Khắc Sửu, phản đối chính phủ Phan Huy Quát. (Nguyễn Trân, Công và tội, những sự thật lịch sử, California: Nxb. Xuân Thu, 1992, tt. 542-544. Nguyễn Trân là hội viên HĐQGLP, có mặt trong cuộc họp nầy.)

Ngày 9-6-1965, thủ tướng Phan Huy Quát họp báo, tường trình về cuộc khủng hoảng chính trị và đề nghị các tướng lãnh đứng ra làm trung gian để giữ thế quân bình cho đến khi có một chính phủ dân cử. Trong cuộc họp tối 11-6-1965, các tướng lãnh áp lực quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát cùng HĐQGLP giao trả lại quân đội trách nhiệm và quyền lãnh đạo quốc gia mà HĐQL đã ủy thác cho chính phủ dân sự.

Vừa vì bất đồng, vừa vì áp lực của các tướng lãnh, quốc trưởng Phan Khắc Sửu, thủ tướng Phan Huy Quát và chủ tịch Hội đồng Quốc gia Lập pháp Phạm Xuân Chiểu đồng ký bản tuyên cáo ngày 11-6-1965, nguyên văn như sau:

“Sau khi duyệt lại tình trạng ngày càng một khẩn trương của đất nước, sau khi đã xét lại và xác nhận rằng: những cơ cấu và thể chế Quốc Gia hiện tại không còn phù hợp với tình thế, sau khi đã hội ý cùng toàn thể tướng lãnh Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa tại Phủ Thủ Tướng ngày 11/6/1965, chúng tôi, Quốc Trưởng Việt Nam Cộng Hòa, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp, Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa đồng thanh quyết định long trọng trao trả lại cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo quốc gia đã được Hội Đồng Quân Lực ủy thác cho chúng tôi chiếu theo Quyết Định số 8 ngày 5/5/1965, Tuyên Cáo số 7 ngày 5/5/1965, Quyết Định số 5 ngày 16/2/1965, Quyết Định số 6 ngày 17/2/1965 và Quyết Định số 4 ngày 16/2/1965.

Yêu cầu toàn thể đồng bào các giới không phân biệt giai tầng địa phương, đảng phái và tôn giáo, ủng hộ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong việc lãnh đạo toàn Quân và toàn Dân đúng theo tinh thần của Cách Mạng 1/11/1963.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)

Ngày 14-6-1965, HĐQL họp tại Sài Gòn, đồng thanh chấp nhận đứng ra lãnh trọng trách điều khiển quốc gia một lần nữa, thành lập một ủy ban lãnh đạo của quân lực mệnh danh là Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG). Ủy ban LĐQG thay mặt toàn thể quân lực VNCH điều khiển quốc gia, có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu quốc gia cùng thành lập một nội các chiến tranh. Sau đây là nguyên văn bản quyết định ngày 14-6-1965 của Hội đồng tướng lãnh:

“- Sau khi nghiên cứu Bản Tuyên Cáo Chung của Quốc Trưởng, Hội Đồng Quốc Gia Lập Pháp và Chánh Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 11/6/1965 trao trả trách nhiệm và quyền hành lãnh đạo Quốc Gia cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.

– Chiếu biên bản Đại Hội Đồng các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngày 12/6/1965. Các Tướng Lãnh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Tư Lệnh các vùng chiến thuật và quân binh chủng đã quyết định:

Quyết Định:

Điều 1. Thành lập một ủy ban lãnh đạo của Quân Lực mệnh danh là Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia.

Điều 2. Thành phần của Ủy Ban nói trên gồm có: một Chủ Tịch, một Tổng Thơ Ký, một Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp, Tổng Trưởng Quốc Phòng, Tổng Tham Mưu Trưởng, các Tư Lệnh Vùng Chiến Thuật, Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô.

Điều 3. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia thay mặt toàn thể Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa điều khiển Quốc Gia.

Điều 4. Hoàn toàn tín nhiệm và chỉ định:

A. Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia: Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu.

B. Tổng Thư Ký: Trung Tướng Phạm Xuân Chiểu.

C. Ủy Viên phụ trách điều khiển Hành Pháp: Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ.

Điều 5. Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập thể chế và các cơ cấu Quốc Gia cùng thành lập một Nội Các Chiến Tranh.” (Trích từ Phạm Phong Dinh, “Ý nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa”, tạp chí Thế Giới Mới, Houston, 7-6-2009.)

Sau khi tuyên bố nhận lãnh trách nhiệm đứng ra điều khiển đất nước, các tướng lãnh đề cử: trung tướng Nguyễn Văn Thiệu giữ chức chủ tịch Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia (UBLĐQG), nhiệm vụ và quyền hành quốc trưởng; trung tướng Phạm Xuân Chiểu làm tổng thư ký UBLĐQG; thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ là ủy viên phụ trách điều khiển hành pháp, nhiệm vụ và quyền hành thủ tướng.

Ngày 19-6-1965, HĐQL quyết định giải tán Hội đồng Quốc gia Lập pháp (quyết định số 4/ QLVNCH), ban hành Ước pháp Tạm thời gồm 7 thiên, 25 điều,và thiết lập các tổ chức: Đại hội đồng Quân lực, UBLĐQG, UBHPTƯ, Hội đồng An ninh Quốc gia, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Thượng Hội đồng thẩm phán (quyết định số 5/QLVNCH). Chủ tịch UBLĐQG Nguyễn Văn Thiệu liền ký sắc lệnh 001/a/CT/LĐQG thành lập nội các chiến tranh, gọi là Ủy ban Hành pháp Trung ương (UBHPTƯ).

Đại hội đồng Quân lực gồm tất cả các tướng lãnh trong quân đội VNCH. Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia gồm trung tướng Nguyễn Văn Thiệu (chủ tịch), trung tướng Phạm Xuân Chiểu (tổng thư ký), thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ (ủy viên hành pháp), tổng trưởng Quốc phòng, tổng tham mưu trưởng, bốn tư lịnh bốn Vùng chiến thuật và tư lịnh Biệt khu thủ đô. Uỷ ban hành pháp Trung ương do trung tướng Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm bằng sắc lệnh số 001/a/CT/LĐQG ngày 19-6, ngoài chủ tịch là thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ còn có 5 tổng uỷ viên, 10 uỷ viên và 2 thứ uỷ.

Khác với những lần đảo chánh hay chỉnh lý trước đây, lần nầy do tranh chấp giữa các chính khách dân sự và với sự thỏa thuận của phía chính phủ dân sự, các tướng lãnh ra nắm chính quyền. Từ đây, ngày 19-6 được xem là ngày kỷ niệm Quân lực VNCH nắm chính quyền, và thường được gọi là NGÀY QUÂN LỰC.

(Trích Việt sử đại cương tập 6.)
TRẦN GIA PHỤNG (
phungtrangia@yahoo.com)
ghi lại từ
VietLand.net

 

Một số phù hiệu Quân Binh Chủng Việt Nam Cộng Hòa

 

NGÀY QUÂN LỰC VNCH TẠI SAIGON NĂM 1973

 

CẢM ƠN ANH

Sáng tác: Trầm Tử Thiêng

 

Read Full Post »

« Newer Posts - Older Posts »